Tăng cường công tác quản lý, duy tu, sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Thứ tư - 28/08/2024 05:03
Ðến hết năm 2023, toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 1.504 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, đảm bảo cho 93,15% tỷ lệ dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. Mặc dù vậy, do nhiều bất cập trong quản lý sau đầu tư, ảnh hưởng của thiên tai hiện nay có 447 công trình chiếm 29,72% hoạt động chưa hiệu quả cần sửa chữa.
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát công trình nước sinh hoạt xã Lương Can (Hà Quảng). ảnh (BCB)
Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát công trình nước sinh hoạt xã Lương Can (Hà Quảng). ảnh (BCB)
Quản lý, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Công trình nước sạch nông thôn tập trung là hạ tầng vô cùng quan trọng nhất là đối với nông thôn miền núi nơi thiếu nước sinh hoạt và sản xuất đặc biệt là vào mùa khô (bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), việc cung cấp nước sinh hoạt, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển hạ tầng cấp nước sạch vùng nông thôn, theo báo cáo giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh cho thấy giai đoạn 2018 – 2023 tỉnh Cao Bằng đã đầu tư 257 công trình cấp với nguồn vốn đầu tư 523.540,26 triệu đồng; quản lý, duy tu bảo dưỡng 44 công trình với tổng kinh phí thực hiện 16.988,267 triệu đồng, tập trung nhiều nhất tại các địa bàn như: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng. Nhờ vậy, ở nhiều nơi có điều kiện khó khăn, nhân dân nông thôn, miền núi đã được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Như tại huyện Hà Quảng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt ở vùng cao Lục Khu từ 45 lít/người/ngày đêm (năm2018) tăng lên 48,5lít/người/ngày đêm(năm 2023). Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 89,56% (năm 2018) tăng lên 91,35% (năm 2023). Tỷ lệ dân cư nông thôn hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước sạch nông thôn từ năm 2018 đến năm 2023 trên địa bàn huyện đạt 23,31%... Mặc dù vậy, việc quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở các địa phương đang có nhiều bất cập. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 447 công trình cấp nước sinh hoạt hoạt động kém bền vững và xuống cấp, hư hỏng.

Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thái Hà cho biết: nguyên nhân các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả là do đầu tư từ lâu (từ những năm 1991 đến nay). Các công trình sau khi hoàn thành bàn giao về địa phương do UBND cấp xã cùng cộng đồng người hưởng lợi sử dụng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình. Việc duy tu, bảo dưỡng công trình chưa được quan tâm, chú trọng. Nguồn vốn bố trí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt rất ít, thiếu kinh phí để thực hiện. Cơ bản các công trình nước sạch nông thôn tập trung hầu hết không thu được tiền sử dụng nước từ người dân theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC, ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt nên không có kinh phí để trả cho người vận hành công trình, sửa chữa những hư hỏng nhỏ... và ý thức sử dụng, bảo vệ công trình nước sạch tập trung, bảo vệ nguồn nước của một số người dân còn hạn chế... Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đều do địa phương (xóm, xã) trực tiếp quản lý, vận hành khai thác sử dụng: Thành viên Tổ quản lý vận hành thường kiêm nhiệm và thay đổi nhân sự thường xuyên dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, chưa được bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý, khai thác và vận hành công trình... Một số công trình trước khi đầu tư chưa khảo sát, đánh giá kỹ về tình hình nguồn nước, hiệu quả đầu tư công trình. Việc lựa chọn vật liệu như ống dẫn có công trình do chưa phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu... Việc đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý khai thác công trình trên địa bàn toàn tỉnh chưa được thực hiện hàng năm. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, mưa ít, nguồn nước cung cấp cho công trình bị suy giảm, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu của công trình. Hệ thống văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý, khai thác nước sạch nông thôn còn thiếu, chưa hoàn chỉnh.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ các công trình

Ngành Nông nghiệp và PTNT cần rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch trên địa bàn để lập phương án khai thác tài sản báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt (theo quy định của Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, ngày 24/6/2022 quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch); Đối với các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung kém hiệu quả và không hoạt động trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các địa phương rà soát để có giải pháp sửa chữa, kịp thời khắc phục hư hỏng đưa vào sử dụng hoặc có phương án xử lý theo quy định của Nghị định số 43/2022/NĐ-CP; rà soát các công trình đã giao cho các chủ thể quản lý và vận hành để có phương án sắp xếp lại mô hình quản lý cụ thể của từng công trình, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương và quy định của pháp luật; xây dựng phương án giá nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh cho phù hợp thực tế; hướng dẫn cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn huyện; Hàng năm quan tâm mở các lớp tập huấn cho công chức cấp huyện, cấp xã và cá nhân, doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý, khai thác các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn.


 

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay5,009
  • Tháng hiện tại64,438
  • Tổng lượt truy cập8,516,714
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây