Cần kịp thời sửa chữa các công trình nước sinh hoạt kém hiệu quả

Thứ bảy - 13/07/2024 10:40
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm đầu tư xây mới, sửa chữa hàng trăm công trình nước sinh hoạt. Hiện nay toàn tỉnh có trên 1.000 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, đến năm 2023 tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt được 12,45%, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân nông thôn.
Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thái Hà trả lời chất vấn
Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thái Hà trả lời chất vấn
Mặc dù vậy, do nhiều bất cập trong quản lý sau đầu tư, nên hiện nay có hàng trăm công trình cấp nước tập trung ở nông thôn hoạt động kém hiệu quả, không bền vững hoặc xuống cấp, hư hỏng cần sửa chữa. Trả lời vấn đề này, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Thái Hà cho biết: theo số liệu báo cáo được tổng hợp từ UBND các huyện, thành phố, hiện tại, trên toàn tỉnh có tổng số công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung 1.504 công trình. Các công trình này đã được đầu tư xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau với thời gian đầu tư xây dựng khác nhau. Theo kết quả giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh có 447 công trình không hoạt động và hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, các công trình này đa số có thời gian thực hiện đầu tư xây dựng từ những năm 1991 đến nay (không thuộc các công trình được đầu tư trong giai đoạn từ 2018-2023).

Nguyên nhân là do các công trình cấp nước sạch nông thôn được đầu tư từ lâu (từ những năm 1991 đến nay) và được đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, do nhiều chủ đầu tư thực hiện (Trung tâm nước sạch thuộc Sở Nông nghiệp, UBND các huyện, UBND xã, các tổ chức phi chính phủ...). Các công trình sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng xong bàn giao về địa phương là UBND cấp xã cùng cộng đồng người hưởng lợi để sử dụng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình. Việc duy tu, bảo dưỡng công trình chưa được quan tâm, chú trọng. Nguồn vốn bố trí cho nôi dụng này rất ít, có hạn, nên thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình. Theo đó, công trình nước sạch nông thôn tập trung hầu hết không thu được tiền sử dụng nước từ người dân theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC, ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt nên không có kinh phí để trả cho người vận hành công trình, sửa chữa những hư hỏng nhỏ... và ý thức sử dụng, bảo vệ công trình nước sạch tập trung, bảo vệ nguồn nước của một số người dân còn kém... Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đều do địa phương (xóm, xã) trực tiếp quản lý, vận hành khai thác sử dụng: Thành viên Tổ quản lý vận hành thường kiêm nhiệm và thay đổi nhân sự thường xuyên dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, chưa được bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý, khai thác và vận hành công trình... Một số công trình trước khi đầu tư chưa khảo sát, đánh giá kỹ về tình hình nguồn nước, hiệu quả đầu tư công trình. Việc lựa chọn vật liệu như ống dẫn có công trình do chưa phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu... Việc đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý khai thác công trình trên địa bàn toàn tỉnh chưa được thực hiện hàng năm. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, mưa ít, nguồn nước cung cấp cho công trình bị suy giảm, nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu của của công trình. Hệ thống văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý, khai thác nước sạch nông thôn còn thiếu, chưa hoàn chỉnh.

Thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các địa phương: Tiếp tục rà soát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn đánh giá hiện trạng nguồn nước, tình trạng hư hỏng của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn toàn tỉnh để tham mưu đề xuất, xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình và chú trọng công tác quản lý sau đầu tư, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng. Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Nghị định số 43/2022/NĐ-CP, ngày 24/6/2022 quy định việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch. Đề nghị UBND các huyện, thành phố quan tâm đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng (cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân...) trong sử dụng, tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình. Khảo sát, tổng hợp nhu cầu nâng cao năng lực về quản lý khai thác công trình cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình để báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Chủ tọa kỳ họp đề nghị UBND tỉnh giao sở Nông nghiệp và PTNT quản lý vấn đề này, có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương quản lý, sử dụng các công trình nước sinh hoạt tập trung, gắn với thực hiện nông thôn mới để khác phục vấn đề này. Đề nghị các địa phương quan tâm triển khai thực hiện để các công trình nước tập trung được sử dụng hiệu quả, vì đây là tài sản chung, nhu cầu và kinh phí đầu tư lớn cho nên công tác quản lý phải hiệu quả.

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc


chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay8,540
  • Tháng hiện tại123,057
  • Tổng lượt truy cập7,394,792
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây