Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận sôi nổi ở các Tổ

Thứ năm - 11/07/2024 23:11
Chiều ngày 10.7, Kỳ họp HĐND tỉnh tiến hành phiên thảo luận tại tổ. Các đại biểu đã chia thành 3 tổ, tập trung thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, trọng tâm vào các báo cáo, tờ trình dự thảo Nghị quyết.
Các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại Tổ
Các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại Tổ
Chỉ rõ những hạn chế

Trong không khí thảo luận sôi nổi, có tính xây dựng cao. Kết quả, có 34/47 đại biểu phát biểu với 153 lượt ý kiến, trong đó có 133 lượt ý kiến về các báo cáo, 18 lượt ý kiến về các dự thảo nghị quyết, 2 lượt ý kiến đối với Tờ trình xin ý kiến của UBND tỉnh. Cơ bản nhất trí với nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan trình kỳ họp. Các đại biểu cho rằng, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, nhưng tình hình phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 được duy trì ổn định và tăng trưởng.
Bên cạnh kết quả đạt được, các đại biểu thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2024, đối với lĩnh vực kinh tế, đại biểu đề nghị UBND tỉnh bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mang tính đột phá để 6 tháng cuối năm đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 8%; tính toán, làm rõ để đạt chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể (số tiền) ở mỗi ngành thuộc mỗi khu vực kinh tế; cần đánh giá rõ hơn về tình hình dịch bệnh; dịch tả, dịch châu chấu; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi.... tiêm phòng các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm tiêm đạt thấp (647.636 liều, đạt 39,5% KH). Toàn tỉnh có 447 công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, chiếm tỷ lệ 29,72%; 6 tháng đầu năm, số vụ thiên tai xảy ra lớn (gấp 8,66 lần) làm ảnh hưởng nặng nề đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân; có giải pháp, cơ chế chính sách để thu hút, đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thị công các công trình, tăng cường giải ngân của các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh. Đền bù và cắm mốc lộ giới của các dự án giao thông như dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 205, 206, 207, 208.
Đề nghị đánh giá thực trạng và có giải pháp cụ thể để thực hiện việc thu thuế phát sinh và thu hồi nợ đọng thuế, phí; giải ngân vốn đầu tư, đặc biệt đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn kéo dài, vốn sự nghiệp, tránh trường hợp Trung ương thu hồi vốn; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 còn thấp (chỉ đạt 11, 4% kế hoạch), đề nghị UBND tỉnh xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm các đơn vị có thẩm quyền, đặc biệt là các chủ đầu tư, đồng thời, đề xuất các giải pháp đột phá để tăng khả năng giải ngân trong thời gian còn lại của năm 2024; có hướng xử lý quyết liệt hơn đối với các trụ sở sau sáp nhập và hoàn thành đạt mục tiêu công tác bán đấu giá tài sản nhà đất; quan tâm triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải; có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn do việc khan hiếm vật liệu xây dựng thông thường làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.
Về lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hóa - Thể thao - Du lịch đề nghị tỉnh kiến nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung đối tượng trẻ em thuộc nhóm nhà trẻ (từ 18 tháng đến dưới 36 tháng tuổi) được hưởng các chế độ, chính sách theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 17/8/2021 của Chính phủ; chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp căn cơ, quan tâm bố trí, phân bổ nguồn lực, nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT; Năm học 2024 - 2025 việc tuyển dụng giáo viên sẽ giao cho các huyện thực hiện, đề nghị UBND tỉnh, ngành Giáo dục, Nội vụ quan tâm, hướng dẫn các huyện thực hiện tốt công tác tuyển dụng. UBND tỉnh kiểm tra, làm rõ vấn đề các nhà trường thu các khoản thu ngoài quy định tại Nghị quyết số 41 của HĐND tỉnh và các khoản thu theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT; tình trạng giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm; làm rõ việc xét tuyển học sinh trái tuyến thuộc các cấp học, bậc học trên địa bàn toàn tỉnh; làm rõ nguyên nhân thiếu nhân viên y tế thôn bản (YTTB), nhiều nhân viên YTTB chưa được đào tạo; việc sử dụng 521 nhân viên YTTB không có trình độ phù hợp nhưng được hưởng chế độ, chính sách như các nhân viên YTTB có trình độ như hiện nay; các biện pháp, giải pháp nhằm kiện toàn số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên YTTB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đề nghị tăng mức hỗ trợ trực đêm của y, bác sĩ hiện nay rất thấp (60.000đ/ca); cần ban hành cơ chế, chính sách và hướng dẫn về xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch, nhằm sớm khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch của địa phương; các sở, ngành chuyên môn tham mưu bố trí nguồn lực kịp thời để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã xuống cấp.
Về lĩnh vực lao động việc làm và an sinh xã hội, tỉnh cần có hướng dẫn cụ thể, quy định về định mức hỗ trợ thiệt hại trên địa bàn tỉnh để cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện hỗ trợ nhân dân được tốt hơn; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, thanh tra để đảm bảo chế độ, chính sách đối với người lao động; có giải pháp căn cơ nâng cao hiệu quả đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh; xây dựng nghị quyết hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế cho người dân (trong 2 năm hoặc 3 năm) sau khi xã đạt chuẩn NTM cho người dân; có chính sách hỗ trợ học sinh khi xã về đích NTM như hỗ trợ gạo (khoảng 10kg/1 tháng) để khuyến khích động viên học sinh đến trường…
Đối với các Báo cáo trong đó các đại biểu có ý kiến về Báo cáo số 417/BC-UBND, ngày 29/2/2024 có 22/45 kiến nghị đang giải quyết liên quan đến công tác quản lý nhà nước, đề nghị UBND tỉnh cập nhật kết quả giải quyết tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2024. Báo cáo số 1606/BC-UBND tỉnh, ngày 28/6/2024 về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND tỉnh có 61 ý kiến, kiến nghị của cử tri, trong đó: Có 01 ý kiến đã giải quyết xong; Có 34 kiến nghị chưa được giải quyết vì không có cơ sở, không có nguồn lực thực hiện; Có 17 kiến nghị đang được giải quyết. Đối với những kiến nghị không phụ thuộc vào nguồn lực mà phụ thuộc vào các thủ tục hành chính và cách giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước, nội dung trả lời trong báo cáo chưa được thỏa đáng, nhiều kiến nghị của cử tri còn trả lời chung chung. Đề nghị UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn để các cơ quan chuyên môn khẩn trương xử lý dứt điểm, có lộ trình, thời hạn giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã nêu tại 02 báo cáo nêu trên.....

Đóng góp nhiều ý kiến vào các dự thảo nghị quyết

Các Nghị quyết về đầu tư công, việc thu cân đối cho các nhiệm vụ chi gặp khó khăn, danh mục dự án đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 còn thiếu vốn, đặc biệt các dự án khởi công mới cần quan tâm để sang 2025 cần tính toán, bố trí cân đối cho các dự án. Đề nghị UBND tỉnh cần rà soát, đảm bảo tổng mức đầu tư của các dự án giai đoạn 2021 - 2025 phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030 không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Cao Bằng theo quy định tại khoản 2, Điều 89 Luật Đầu tư công.
Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ Nhân dân tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trên địa bàn tỉnh Cao Bằng các đại biểu có ý kiến như sau: Định mức hỗ trợ chưa phù hợp, cụ thể: việc quy định định mức hỗ trợ tham gia tuần tra, giám sát, bảo vệ biên giới quốc gia, đấu tranh, phục vụ đấu tranh bảo vệ biên giới quốc gia mức hỗ trợ là 150.000 đồng/người/ngày. Còn hỗ trợ nhân dân phát quang tuần tra biên giới định mức hỗ trợ 180.000 đồng/người/ngày. Đặt vấn đề ở đây, đấu tranh, phục vụ đấu tranh bảo vệ biên giới quốc gia lại hỗ trợ thấp hơn thì chưa hợp lý.Trong khi đây là hoạt động căng thẳng, nguy hiểm, vất vả hơn. Do đó, đề nghị cân nhắc mức hỗ trợ đối với hai chế độ này như nhau.
Nghị quyết ban hành Quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; chưa có nội dung mục chi cho truyền thông trên các nền tảng xã hội. Đề nghị làm rõ kinh phí bố trí cho cấp xã thực hiện từ nguồn nào? Đề nghị khẳng định về nguồn kinh phí thực hiện đối với Nghị quyết.
Nghị quyết thông qua nhiệm vụ quy hoạch Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tỷ lệ 1/5.000. Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch cần hạn chế sử dụng diện tích đất trồng lúa đặc biệt là đất trồng lúa 2 vụ khu vực xã Đàm Thủy (theo quy hoạch hiện cũ phần diện tích đất trồng lúa là rất nhiều) để khi triển khai thực hiện khả thi vì liên quan đến vấn đề này sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian;
Nghị quyết quyết định số lượng hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
 Nhất trí chủ trương, Nghị quyết ban hành sẽ đảm bảo được cho 265 giáo viên (đối tượng thuộc nhóm 4) do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn thành phố có 38 giáo viên mầm non hợp đồng nằm trên địa bàn phường (đối tượng thuộc nhóm 3), như vậy nếu HĐND tỉnh ban hành nghị quyết này (chỉ áp dụng với đối tượng thuộc nhóm 4) thì 38 giáo viên hợp đồng mầm non nằm trên địa bàn các phường thuộc thành phố không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Mặt khác theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 12 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định: “Đơn vị nhóm 3: Sử dụng nguồn thu hoạt động sự nghiệp để thực hiện hợp đồng; ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có), bảo đảm không làm tăng tổng chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định”. Vì vậy, đề nghị xem xét, quan tâm chỉ đạo các ngành chuyên môn bố trí kinh phí hỗ trợ đối với các giáo viên mầm non hợp đồng trên địa bàn thành phố, do việc thu học phí hiện nay giảm từng năm theo nghị định của Chính phủ, không thể bảo đảm cho chi trả lương giáo viên hợp đồng.
Nghị quyết quy định mức chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thuộc tỉnh Cao Bằng thực hiện. Đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguồn kinh phí bố trí cho cấp xã để thực hiện Nghị quyết này?
Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đề nghị UBND tỉnh rà soát, nghiên cứu kỹ về quy mô tái định cư (hiện nay dự kiến 110 lô) đảm bảo đáp ứng bố trí đủ cho các hộ dân bị ảnh hưởng, đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết sinh kế cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, rà soát lựa  chọn  một  số hạng  mục  cấp thiết để đầu tư đảm  bảo  có tính  khả thi.  Đề nghị UBND tỉnh làm rõ việc lựa chọn số lượng các hạng mục đưa vào nghị quyết (09 hạng mục) đã hợp lý, hiệu quả và khả thi chưa?
Nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Xem xét bổ sung nội dung giám sát việc thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát vì liên quan đến chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình của Tỉnh ủy và thực tế triển khai có nhiều vướng mắc liên quan đất đai, thủ tục thanh quyết toán.

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay6,630
  • Tháng hiện tại139,331
  • Tổng lượt truy cập9,010,547
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây