Đến đầu tháng 8/2021, toàn tỉnh giải ngân đạt trên 500 tỷ đồng, đạt khoảng 26% kế hoạch, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương giải ngân đạt hơn 20% kế hoạch; nguồn vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt gần 30%.
Cục Thuế tỉnh vừa có thông báo đề nghị xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế theo Nghị quyết số 94/2019/QU13 ngày 26/11/2019 của Quốc hội cho 35 doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 6,7 tỷ đồng.
Đến hết tháng 7, toàn tỉnh kết thúc tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ đợt I/2021 cho đàn gia súc, gia cầm, tỷ lệ tiêm đạt thấp, đạt từ 30 - 42% kế hoạch (KH). Sử dụng 12.801 lít hóa chất khử trùng, hơn 15.000 lọ thuốc phun ve, mòng, ruồi, muỗi để hạn chế dịch bệnh phát sinh trong môi trường.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2021 đạt khá, sản lượng lương thực có hạt, sản lượng cây lâu năm tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân năm 2021 ước đạt 123.126 tấn, tăng 1,6% so cùng vụ năm trước, so kế hoạch tăng 3,54%.
6 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước có diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều hoạt động phải tạm dừng, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp các ngành, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm ước đạt 871 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
Thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển KT - XH vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 5.135 tỷ đồng, tăng trưởng 4,32% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo báo cáo của Sở Công thương, tính đến thời điểm tháng 5/2021, toàn tỉnh có 79 chợ, trong đó, theo địa giới hành chính: 56 chợ nông thôn, 23 chợ thành thị.
Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh bố trí 102 tỷ đồng thực hiện chính sách pháp luật về hỗ trợ di dân, ổn định dân cư tại các xã biên giới Việt - Trung.
Theo báo cáo của sở Công thương 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) ước thực hiện đạt 2.620 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 28,5%, bằng 49,4% so với kế hoạch năm 2021; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) ước thực hiện đạt 1.920,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 30,9%, bằng 45,7% so với kế hoạch năm 2021.
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, 5 tháng đầu năm, thu phí hạ tầng cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đạt gần 12 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 34 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng kinh phí đầu tư trên 5.000 tỷ đồng
Giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là mặt hàng thép không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng, mà các doanh nghiệp kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh cũng gặp khó khăn do việc tiêu thụ sản phẩm giảm sút.
Huyện Quảng Hòa được sáp nhập theo Nghị quyết số 864 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897 ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, thuộc tỉnh Cao Bằng. Hiện tại, huyện Quảng Hòa có 162 cơ sở nhà đất gồm: 2 trụ sở làm việc HĐND và UBND huyện; 35 trụ sở làm việc của UBND các xã, thị trấn; 27 trụ sở làm việc của các cơ quan, phòng ban, đơn vị sự nghiệp; 98 cơ sở trường học .
Huyện Hà Quảng mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Thông Nông và Hà Quảng cũ; huyện hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã (19 xã, 2 thị trấn), có 276 cơ sở nhà, đất.
Thực hiện Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/1/2020, Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 ngày 11/2/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng, huyện Trùng Khánh mới được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 huyện Trùng Khánh và Trà Lĩnh (trừ xã Quốc Toản sáp nhập với huyện Quảng Hòa), theo đó, huyện Trùng Khánh có 19 xã, 2 thị trấn; 203 xóm, tổ dân phố. Các xóm, tổ dân phố mới sau sáp nhập, sắp xếp đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2020.
Năm 2020, thu ngân sách toàn tỉnh đạt 2.034,2 tỷ đồng, đạt 142,5% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 113% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 90,4% so với thực hiện năm 2019.
Theo Cục Thuế tỉnh, đến hết tháng 3/2021, toàn tỉnh còn 30 doanh nghiệp nợ trên 91,4 tỷ đồng tiền thuế.
Tổng nguồn vốn quản lý và huy động 4 tháng đầu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt 23.870 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 69 tỷ đồng, tăng 0,3%.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố trực tuyến Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020. Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng từ năm 2005 để đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Dự án cầu đường bộ II Tà Lùng, huyện Quảng Hòa (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc) là công trình trọng điểm được khởi công từ ngày 03/01/2020, đến đầu tháng 3/2021, công trình cầu hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành các hạng mục.