Giai đoạn 2017 - 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện 4 cuộc thanh tra, kiểm tra; số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra gồm 50 doanh nghiệp, ban hành kết luận 4 cuộc; ban hành 20 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, có 17 quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền với tổng số tiền 308.500.000 đồng.
Các cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đều được xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra; ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra và thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định. Đối với cuộc thanh tra đột xuất có ban hành công văn công bố kết luận và tổ chức công bố kết luận thanh tra; đối với các cuộc kiểm tra đều ban hành kết luận và gửi đến các doanh nghiệp, đơn vị liên quan. Về việc xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, đối với cuộc thanh tra đột xuất có ban hành công văn đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Sở; đối với các cuộc kiểm tra, đề nghị các doanh nghiệp chấp hành và thực hiện nội dung kết luận tại các cuộc kiểm tra.
Tại buổi giám sát, thành viên đoàn giám sát và Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi về: Phạm vi, thẩm quyền thanh tra của Sở Kế hoạch và Đầu tư; nội dung thanh tra; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; việc tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra đối với doanh nghiệp; việc phối hợp với các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra; xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm; việc thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hằng năm; báo cáo, kết luận thanh tra, kiểm tra…
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân phát biểu kết luận buổi giám sát. |
Kết luận giám sát, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, thường xuyên rà soát, theo dõi, xác định các nội dung, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành để chủ động lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ và kết nối thông tin với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để chủ động nắm bắt thông tin phục vụ cho hoạt động thanh, kiểm tra, tránh chồng chéo, trùng lắp, đồng thời giúp cho việc nắm bắt thông tin về việc chấp hành, tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp được chính xác, kịp thời.
Chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng trình tự, thủ tục, định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, đảm bảo chặt chẽ, khách quan, kịp thời, khả thi; kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật qua thanh tra phát hiện. Chú trọng công tác kiểm tra sau thanh tra để đảm bảo việc thực hiện kết luận thanh tra được nghiêm túc, kịp thời.
Tác giả: Dạ Đăng (BCB)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn