Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác thi hành án

Thứ hai - 25/10/2021 18:37
Ngày làm việc thứ 5 (ngày 24/10), kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng và những vấn đề quan trọng khác.
Tham dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, các ĐBQH tỉnh khóa XV; lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự kỳ họp.
Đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự kỳ họp.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021. Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Thảo luận về công tác thi hành án dân sự, Thi hành án hành chính, các đại biểu đề nghị: cơ quan thi hành án hành chính tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết đại hội XIII; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 vào lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thui hành án dân sự. Tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo Nghị quyết số 96/2019/QH14. Chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự; quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả quy định các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đề cao trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với công tác thi hành án hành chính...

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, các đại biểu đề nghị: Chính phủ cần tăng cường công tác phát hiện, xử lý tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Tăng cường công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ; nâng cao chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng; tăng cường công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Xử lý nghiêm tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp…

Có hơn 20 lượt ý kiến đại biểu góp ý vào Tờ trình dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến của Tòa án nhân dân tối cao và báo cáo thẩm tra của Ủy ban ban Tư pháp. Cơ bản các đại biểu nhất trí cao với nội dung và cho rằng việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp; xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc, tố tụng do pháp luật quy định và đáp ứng yêu cầu cấp bách thực tiễn hiện nay.

Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị: việc ban hành Nghị quyết phải bảo đảm các quan điểm thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và xây dựng xã hội số; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm các nguyên tắc pháp quyền: Độc lập, công khai, bình đẳng, dân chủ, nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật và trật tự tôn nghiêm; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng theo quy định của pháp luật; tham khảo, có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xét xử trực tuyến, để tiếp thu phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao cần chuẩn bị thận trọng, công phu, khoa học trong quá trình xây dựng Nghị quyết từ việc đánh giá toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng, các cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nguồn nhân lực, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tổ chức các hội thảo, diễn đàn và nhiều hình thức khác để lấy ý kiến rộng rãi, xin ý kiến, tiếp thu ý kiến chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền...

Góp ý về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các đại biểu đề nghị: Chính phủ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội; đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; kịp thời tham mưu, đề xuất các chủ trương, đối sách phù hợp nhằm giữ vững chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế, kéo giảm tội phạm. Tăng cường đấu tranh trấn áp, xử lý các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm...

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; khai thác tối đa hiệu quả của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các yêu cầu quản lý xã hội. Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường các nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng, giải thích pháp luật để hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; tổ chức giám sát tối cao các chuyên đề về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là những vấn đề dư luận xã hội quan tâm…

Sau thảo luận, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện trình Quốc hội xem xét thông qua. 

Tác giả: K.X

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay5,794
  • Tháng hiện tại142,312
  • Tổng lượt truy cập9,013,528
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây