ĐBQH tỉnh Cao Bằng Bế Minh Đức phát biểu thảo luận về kế hoạch phát triển KT - XH trong thời gian tới

Thứ ba - 09/11/2021 20:22
Ngày 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội họp trực tiếp và thảo luận tại hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022 - 2024.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức phát biểu thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

Tham gia phát biểu tại hội trường, đại biểu Bế Minh Đức, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng nhận định, năm 2021, đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhất là đợt bùng phát từ ngày 27/4/2021 đến nay đã gây tổn hại rất lớn về sức khỏe, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội trong cả nước và đặc biệt là các tỉnh phía Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021, trong đó giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 30/2021/QH15 được các đại biểu Quốc hội và cử tri, nhân dân đánh giá cao, xuất phát từ thực tiễn phức tạp của dịch bệnh, thể hiện trách nhiệm của Quốc hội cũng như từng ĐBQH đối với nhân dân và đất nước.

Thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 thích ứng với tình hình; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước.

Cùng với đó, nhiều chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp được ban hành, phát huy hiệu quả tích cực, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Và gần đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” nhằm mục tiêu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới trong thời gian sớm nhất.

Thảo luận về kế hoạch phát triển KT - XH trong thời gian tới, đại biểu Bế Minh Đức kiến nghị Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa trong phục hồi nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng, chống dịch và phát triển KT - XH, tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và các cân đối lớn về tài chính - ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, đặc biệt là về tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế, quản lý giá... Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, những vướng mắc về cơ chế, chính sách, khơi thông nguồn lực cho phát triển; triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Chỉ đạo quyết liệt thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia như: đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và các dự án lớn khác đảm bảo tiến độ, chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm các dự án, nhà máy yếu kém, các dự án trọng điểm khác có sử dụng nguồn lực đầu tư lớn mà chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm, làm tăng nợ công quốc gia, ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước và làm giảm nguồn lực của quốc gia trong đầu tư phát triển.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn lực cho phát triển vùng, nhất là vùng đặc biệt khó khăn như các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Đây là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, miền núi biên giới phía Bắc vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước; nhiều chỉ số về văn hóa, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình toàn quốc. Thực trạng trên đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư, phát triển giao thông liên kết các vùng, nội vùng để nâng cao sự phối hợp, phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng vùng. Việc đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông trở thành nhu cầu thật sự tất yếu và cấp bách trong khát vọng vươn lên tiến kịp miền xuôi của những địa phương thuộc vùng, miền núi, biên giới.

Tác giả: Ngọc Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay4,793
  • Tháng hiện tại9,581
  • Tổng lượt truy cập8,677,116
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây