Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh yêu cầu tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong lãnh đạo, điều hành

Thứ năm - 07/12/2023 01:54
“Những hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số ngành, địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Đó là điểm nghẽn mà chúng ta cần phải nhìn nhận, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm …”, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng Trần Hồng Minh nhấn mạnh.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh phát biểu tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khóa XVII.
Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh phát biểu tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khóa XVII.
Năm 2023 tiếp tục là năm với vô vàn khó khăn với những diễn biến, hậu quả phức tạp từ Dịch bệnh; chiến tranh xung đột; Các vấn đề về suy thoát kinh tế, sản xuất kinh doanh, vấn đề việc làm ….Những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), đời sống của Nhân dân và thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của các ngành, địa phương và của tỉnh. 

Song, dưới sự lãnh đạo tập trung, sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự ủng hộ, đồng tình của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành, quyết liệt, sáng tạo của UBND tỉnh, sự vào cuộc năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương. Với bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ, chúng ta đã nỗ lực tối đã để vượt qua khó khăn, thách thức nhờ đó đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
 Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt đây là cột mốc, căn cứ quan trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện tổng thể. Ước đến hết năm 2023, có thêm 05 xã đạt từ 17-18 tiêu chí nông thôn mới, đạt KH; kết quả bình quân trên toàn tỉnh đạt 10,9 tiêu chí NTM/ xã (tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước). Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã đạt những dấu mốc quan trọng. Thương mại, dịch vụ, du lịch đạt mức tăng cao: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 11.527 tỷ đồng, vượt 24,7% KH, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; Tổng lượt khách du lịch đến Cao Bằng ước đạt: 1.900 nghìn lượt, vượt  46% KH, tăng 72,3% so với năm 2022; Tổng thu du lịch ước đạt 1.334 tỷ đồng, vượt 48,2% KH, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch XNK qua địa bàn ước đạt 661 triệu USD, vượt 3,6% KH; Công tác quản lý, điều hành ngân sách và các tổ chức tín dụng được thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả. Công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đạt thành tựu quan trọng, tạo thời cơ, vận hội mới, để phát triển kinh tế- xã hội tỉnh và là một trong những điểm sáng của năm 2023. Xóa bỏ hoàn toàn hoạt động của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trước thời hạn Bộ Công an giao 07 tháng. Nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, đồng thuận xã hội, lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền được nâng lên; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, với trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân; chúng ta thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá trong năm 2023 còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, cụ thể: Ước có 6/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội không đạt KH, trong đó: Tăng trưởng GRDP đạt thấp, đạt 2,24%/8% KH đề ra; Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,49 triệu đồng/người/năm, đạt 94,3% so với KH; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm 5,5 điểm % so với cùng kỳ năm trước; Thu ngân sách đạt thấp so với dự toán HĐND tỉnh giao. Một số dự án đầu tư công và dự án đầu tư ngoài ngân sách còn chậm, trong đó có một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; Công tác giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc.

Ngoài những hạn chế, tồn tại do nguyên nhân khách quan; tôi cho rằng, thực tiễn tại tỉnh đang phải đối mặt với các vấn đề:

(1) Việc triển khai các cơ chế, chính sách và việc nắm bắt, phân tích, xử lý thông tin ở một số sở, ban, ngành, địa phương chưa nhanh nhạy, chưa kịp thời, hoặc thực hiện không hiệu quả trong công tác tham mưu các phương án, giải pháp phản ứng để đưa ra giải pháp trong các lĩnh vực còn hạn chế.
(2) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền; tính tiền phong, gương mẫu của một số ít bộ phận cán bộ, đảng viên còn thiếu chủ động, hạn chế, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, thiếu quyết đoán, quyết liệt trong công việc. Thiếu tinh thần phối hợp đồng hành,
(3) Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý tài chính ngân sách, đấu giá, đấu thầu, quản lý tài nguyên môi trường... chưa có sự chuyển biến tích cực mạnh mẽ, còn bộc lộ nhiều hạn chế mang tính lặp lại, kéo dài.
Kết quả thực hiện một số nghị quyết của HĐND tỉnh còn hạn chế (như chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng và sửa chữa nhà văn hóa tổ dân phố; phát triển du lịch cộng đồng; di dời gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở…), không phát huy hiệu quả; một số ý kiến, kiến nghị của cử tri chậm được xem xét giải quyết, nhiều kiến nghị cử tri tồn đọng kéo dài trong nhiều năm... 
Trên đây là những vấn đề mà chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận, đối diện để tập trung, quyết tâm giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.
Năm 2024 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức (thậm chí còn khó khăn hơn năm 2023);

Nhiệm vụ thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Vì vậy,  Chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục bám sát và tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là những nội dung đã được xác định trong các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 19 của Đảng bộ tỉnh.
Thứ hai, tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường, quản lý tài chính, ngân sách, đấu giá, đấu thầu,.... Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nút thắt về thị trường bất động sản; khai thác vật liệu xây dựng thông thường; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án (cả dự án đầu tư công và dự án vốn ngoài ngân sách);

Khẩn trương tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tập trung chỉ đạo để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm.
Thứ ba, quan tâm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ chế chính sách tạo đồng thuận xã hội và nâng cao nhận thức pháp luật cho Nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quyết tâm cải thiện bằng được thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 
Tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các ý kiến kiến nghị của cử tri, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; tiếp tục quan tâm làm tốt công tác y tế; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội
Thứ năm, bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2024.
Thứ sáutiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; đổi mới tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động; tập trung nâng cao chất lượng các kỳ họp, chất lượng ban hành các cơ chế, chính sách, chất lượng các cuộc giám sát. 
Đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, thực sự là cầu nối gắn kết cử tri, Nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp.
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết Nhân dân; đẩy mạnh phát huy dân chủ, quyền làm chủ của Nhân dân; tập trung cao triển khai thực hiện hiệu quả các đề án được giao làm nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. 
Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh tranh thủ tối đa thời gian tăng tốc về đích để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu năm 2023 đã đề ra. 
Đồng thời chuẩn bị, bảo đảm tốt nhất các điều kiện bước sang năm mới 2024 với khí thế mới, cùng tinh thần quyết tâm cao nhất để tạo chuyển biến rõ nét ngay từ những tháng đầu năm. 

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm53
  • Hôm nay14,215
  • Tháng hiện tại178,575
  • Tổng lượt truy cập8,201,096
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây