Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước tăng 2,24%; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng nhẹ (0,71%); uớc đến hết năm 2023, có thêm 5 xã đạt từ 17 - 18 tiêu chí nông thôn mới, đạt kế hoạch (KH), bình quân trên toàn tỉnh đạt 10,9 tiêu chí nông thôn mới/xã; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 6.700 tỷ đồng (bằng 100% KH); tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 11.527 tỷ đồng (vượt 24,7% KH); tổng lượt khách du lịch đến Cao Bằng ước đạt 1.900 nghìn lượt (vượt 46% KH), tổng thu du lịch ước đạt 1.334 tỷ đồng (vượt 48,2% KH); tổng kim ngạch xuất nhập qua địa bàn ước đạt 661 triệu USD (vượt 3,6% KH); tổng thu ngân sách ước đạt 2.009,8 tỷ đồng, đạt 70,8% dự toán HĐND tỉnh giao; tổng chi ngân sách địa phương ước trên 13.200 tỷ đồng, đạt 102% dự toán Trung ương giao, đạt 99,6% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó, giải ngân vốn đầu tư công được 4.745,557 tỷ đồng (bằng 88,86% nghị quyết).
Hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các dự án lớn có tính lan tỏa được tập trung quyết liệt thực hiện, trong đó có Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đã thực hiện các bước phê duyệt, giao vốn và được Quốc hội thông qua việc thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù.
Tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã đạt 82% (bằng 100% KH), bình quân có 15 bác sỹ/1 vạn dân; dự kiến năm 2023, toàn tỉnh có thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% KH; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 4,0%, đạt 100% KH.
Tỉnh tập trung xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, phần mềm quản lý, kết nối chia sẻ, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Cao Bằng là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước kết nối hệ thống Cổng Dịch vụ công tỉnh và Một cửa điện tử tỉnh với phần mềm dịch vụ công liên thông theo quy định; là tỉnh đứng thứ 19 về đích trong thực hiện thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
Công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, đạt thành tựu quan trọng. Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được giữ vững.
Năm 2024, tỉnh xác định, tiếp tục phát huy tính chủ động, quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành thực thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT - XH đề ra, thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương và của tỉnh. Phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8% theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIX của tỉnh; GRDP bình quân đầu người đạt 46,98 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 11%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% trở lên; tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh để tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển... Tỉnh tập trung thực hiện tốt 17 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển KT - XH, trong đó, chú trọng khôi phục và thúc đẩy phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch, xây dựng, giao thông, tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung đầu tư các dự án lớn, trọng điểm, nhất là Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); quyết liệt khắc phục những điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng, sự thiếu đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương... Quan tâm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm thu hút nguồn lực khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách Nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Quan tâm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung thực hiện tốt công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tăng cường phân cấp, ủy quyền để tháo gỡ vướng mắc theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương và tình hình thực tế địa phương. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - XH của địa phương.
Tác giả: Tuyết Nhung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn