UBND tỉnh báo cáo các tờ trình dự thảo Nghị quyết thuộc các nhóm vấn đề: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng trụ sở làm việc Công an xã (đối với 9 trụ sở Công an xã tại 06 huyện: Hà Quảng, Nguyên Bình, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh); điều chỉnh chủ trương đầu các tư dự án (đối với 03 dự án: Trụ sở làm việc HĐND - UBND - Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng; Trụ sở làm việc các sở, ban, ngành của tỉnh Cao Bằng; Khu tái định cư phục vụ Giải phóng mặt bằng dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Nà Rụa); phê duyệt danh mục các dự án sử dụng vốn dự phòng chung (do cấp tỉnh quản lý) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương tỉnh Cao Bằng; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương tỉnh Cao Bằng (lần 6) và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Cao Bằng (lần 1).
Tại cuộc họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung UBND tỉnh, tuy nhiên có một số nội dung đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan cần làm rõ, cụ thể như sau:
Đối với các dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư các trụ sở làm việc Công An xã: các đại biểu quan tâm và đề nghị giải trình thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình trụ sở Công An xã, tiêu chuẩn, định mức sử dụng các phòng trong trụ sở làm việc của Công An xã, thiết kế và các hạng mục đầu tư đang đề xuất, tổng mức đầu tư của các dự án và định mức đầu tư bình quân của từng trụ sở Công an xã,…;
Đối với các dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án: các đại biểu đề nghị có báo cáo bổ sung tiến đội bố trí vốn và tiến độ giải ngân của các dự án? Việc trình bày lại các dự thảo để nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư được rõ hơn,..;
Đối với các dự thảo Nghị quyết về phê duyệt danh mục các dự án sử dụng vốn dự phòng chung (do cấp tỉnh quản lý) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương tỉnh Cao Bằng, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết phải ban hành nghị quyết, tuy nhiên các đại biểu chưa có đồng tình cao đối với nội dung Số vốn dự phòng chung còn lại chưa phân bổ là 141.248,512 triệu đồng (Mức vốn dự phòng chung (do cấp tỉnh quản lý) còn lại tương ứng với tỷ lệ 3,8%). Do Nghị quyết số 77/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định “..dành lại dự phòng 5% để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn cân đối ngân sách địa phương”. Nghị quyết số 77/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Cao Bằng là văn bản quy phạm pháp luật, đã quy định mức dự phòng 5%, nếu cần quy định lại mức dự phòng thì phải được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với nội dung về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương tỉnh Cao Bằng (lần 6): các đại biểu đề nghị Giải trình nguyên nhân, lý do đến thời điểm hiện tại vẫn còn số vốn 270.345,776 triệu đồng chưa đủ điều kiện phân bổ? Đối với nội dung điều chỉnh phần vốn chưa đủ điều kiện phân bổ chi tiết tại Nghị quyết số 29/NQ-HĐND để thực hiện phân bổ chi tiết: Điều chỉnh giảm 362.000 triệu đồng số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho chi đầu tư phát triển chưa đủ điều kiện phân bổ chi tiết tại Nghị quyết số 29/NQ-HĐND để thực hiện phân bổ cho 03 dự án, trong đó 02 dự án Trụ sở làm việc các sở, ban, ngành của tỉnh Cao Bằng, Trụ sở làm việc HĐND - UBND - Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đã có hồ sơ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư tại kỳ họp 14, còn Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Thể Dục, xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng hiện nay UBND tỉnh chưa trình HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư. Ban KT-NS đề nghị UBND tỉnh rà soát chỉnh sửa cho phù hợp; giải trình làm rõ số vốn bố trí cho: Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Thể Dục, xã Thể Dục, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng: 7.000 triệu đồng. Trong khi tổng mức đầu tư của dự án là: 50.000 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư: Nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác), thời gian thực hiện dự án: Năm 2021-2023. Năm 2021 dự án đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 là 20.000 triệu đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, vậy số vốn còn thiếu của dự án là: 23.000 triệu đồng Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí từ nguồn vốn nào để đảm bảo thực hiện hoàn thành dự án theo mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt?
Đối với dự thảo nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Cao Bằng (lần 1): Khoản 2 Điều 2, Ban KT-NS đề nghị UBND tỉnh chỉnh sửa lại nội dung, cụ thể: “2. Đối với phần vốn chưa phân bổ chi tiết từ nguồn ngân sách địa phương bổ sung cho chi đầu tư phát triển là 146.000 triệu đồng, giao Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án và xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện phân bổ chi tiết cho dự án “Đập dâng nước thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” khi dự án được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư”, còn 03 dự án chưa có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền nên chưa đủ điều kiện bố trí vối khởi công mới năm 2023. Ban KT-NS đề nghị UBND tỉnh tiếp tục rà soát, đến thời điểm diễn ra kỳ họp HĐND nếu 03 dự án trên vẫn chưa có Quyết định đầu tư thì chuyển 03 dự án nêu trên lên mục chuẩn bị đầu tư và rà soát lại số vốn bố trí cho các dự án theo quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư công năm 2019, quy định vốn chuẩn bị đầu tư. Tại mục IV, dự án “Xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho Trường Chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng” và Mục VI.3, dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC xóm Đồng Ất, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”; Đối với 02 dự án đã có quyết định đầu tư: Ban KT-NS đề nghị UBND tỉnh rà soát nguồn vốn đầu tư của các dự án trong chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được bố trí bằng nguồn vốn: Ngân sách địa phương bổ sung cho chi đầu tư phát triển hay chưa? Nếu chưa được phê duyệt trong chủ trương đầu tư của các dự án bằng nguồn vốn: Ngân sách địa phương bổ sung cho chi đầu tư phát triển, Ban KT-NS đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.
Phát biểu kết luận, Trưởng Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan soạn thảo, ngành chức năng giải trình cụ thể và tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại cuộc họp để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản. Những ý kiến phát biểu tại cuộc họp Kinh tế- ngân sách HĐND tỉnh tổng hợp trình Thường trực HĐND tỉnh trước Kỳ họp thứ 14 HĐND khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026./.