Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Thứ bảy - 10/06/2023 02:04
Tại phiên họp giải trình ngày 25/5/2023, theo báo cáo của sở Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, 4 tháng đầu năm 2023 Cao Bằng được giao là 4.082.966 triệu đồng, trong đó: Đã phân bổ chi tiết là 2.811.225 triệu đồng (gồm 10.800 triệu đồng vốn nước ngoài vay lại từ Chính phủ tỉnh giao bổ sung ngoài quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Kế hoạch vốn chưa phân bổ là 1.282.541 triệu đồng (bao gồm: chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước: 551.044,041 triệu đồng; Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 231.496,804 triệu đồng; Vốn ngân sách trung ương: 500.000 triệu đồng); đây là số vốn dự kiến bố trí cho dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp

Kết quả giải ngân tính trên tổng kế hoạch đã giao, đến hết tháng 4/2023: giải ngân được 274.829/2.811.225 triệu đồng, bằng 9,8% so kế hoạch, trong đó: Vốn Ngân sách địa phương: giải ngân được 43.544/331.010 triệu đồng, bằng 13%. Ngân sách Trung ương: giải ngân được (trong đó: Vốn trong nước 113.023/1.263.900 triệu đồng, bằng 9%; Các Chương trình mục tiêu quốc gia 117.140/1.158.344 triệu đồng, bằng 10,1%; Vốn nước ngoài: 1.122/47.171 triệu đồng, bằng 2,4%).

Tuy nhiên, việc giải ngân 4 tháng đầu năm 2023 còn chậm là do một số dự án giao thông có vướng mắc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác từ năm 2022 chưa được giải quyết. Một số dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong việc cung cấp vật liệu xây dựng thông thường cho các chương trình, dự án đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) chiếm tỷ trọng vốn lớn trong tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 (chiếm 31,4%)  nhưng chưa đủ điều kiện phân bổ vốn chi tiết. Các dự án vốn nước ngoài (ODA) giải ngân chưa cao. Các Chương trình MTQG: vẫn còn những vướng mắc do thủ tục, văn bản hành chính quy định để triển khai thực hiện còn chưa hoàn thiện. Đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đây là Chương trình tổng thể quy mô lớn, đa lĩnh vực, nhiều dự án, tiểu dự án thành phần, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, liên quan đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong khi đó, hệ thống các văn bản pháp lý để hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương còn chậm, một số chưa đồng bộ, kịp thời nên vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Tại phiên giải trình, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng, các đại biểu HĐND tỉnh nêu yêu cầu giải trình về các giải pháp đẩy mạnh hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thành mục tiêu phát triển KT – XH của tỉnh. Tập trung vào việc rà soát, lựa chọn danh mục dự án ưu tiên đầu tư ở các ngành, lĩnh vực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư trong quá trình thi công, kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ; chủ động lập hồ sơ đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để sớm triển khai khi dự án được phê duyệt và giao vốn; huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án…
Lãnh đạo sở Kế hoạch – Đầu tư đã nghiêm túc giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, thẳng thắn nhận trách nhiệm, nêu rõ những hạn chế, nguyên nhân khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Phát huy tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh, sở Kế hoạch – Đầu tư tập trung giải ngân vốn đối với các dự án, công trình thuộc 03 nhóm lớn, gồm: Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng): Tập trung thúc đẩy, hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án để có đủ điều kiện giao vốn sớm nhất.- Nhóm dự án thuộc 03 Chương trình Mục tiêu quốc gia (Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới). Nhóm dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Chính phủ phê duyệt năm 2022 và giao vốn đầu năm 2023.
Yêu cầu, cơ quan chuyên môn rà soát, tổng hợp, phân tích rõ nguyên nhân chậm giải ngân vốn đối với từng dự án như: dự án chậm do hồ sơ thủ tục; dự án chậm do vướng mắc thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; dự án chậm do giải phóng mặt bằng; dự án chậm do thiếu nguồn cung vật liệu; dự án chậm do năng lực nhà thầu, chủ đầu tư yếu... từ đó có giải pháp cụ thể, căn cơ để chỉ đạo giải quyết. Trong đó tập trung vào giải quyết các vướng mắc do nguyên nhân chủ quan như: vấn đề giải phóng mặt bằng (rút ngắn thời gian thực hiện các bước, tăng cường nhân lực cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng); lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư (nghiên cứu rút ngắn thời gian giải quyết công việc ở các cấp); vật liệu xây dựng (rút gọn hồ sơ, rút ngắn thời gian gải quyết các thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; điều chỉnh công suất khai thác các mỏ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu...); thay thế các nhà thầu năng lực kém,...

 

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay3,347
  • Tháng hiện tại131,498
  • Tổng lượt truy cập9,210,514
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây