Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN là chương trình lớn với 10 Dự án thành phần và các Tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình. Trong giai đoạn 2021 - 2023, tổng số vốn được giao thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN trên toàn tỉnh là 2.324,824 tỷ đồng; sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,29%/năm; GRDP bình quân đầu người = 39,84 triệu đồng; lao động qua đào tạo đạt 48,2%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp về sinh = 92%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT = 94,86%...
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, bằng 26% Kế hoạch giao (592,932/2.324,824 tỷ đồng); nhất là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp rất thấp = 9,96% Kế hoạch (478,798/1.152,302 tỷ đồng). Tỷ lệ giải ngân đối với một số Dự án rất thấp như: Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (giải ngân được 47,097/585,603 tỷ đồng = 8%); Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn (giải ngân được 27,089/175,877 tỷ đồng = 15%); Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vân động trong vùng ĐBDTTS&MN…( giải ngân được 6,807/47,614 tỷ đồng = 14%). Khó khăn, vướng mắc lớn nhất chính là do các quy định của pháp luật thiếu động bộ, chưa rõ ràng, một số nội dung chưa có quy định nên các địa phương không thể triển khai thực hiện được như Nội dung số 01,02,03 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1 (chưa có quy định về mức hỗ trợ, quy trình lập dự án, quản lý chất lương, công tác nghiệm thu, thanh quyết toán…)
Ban Dân tộc tỉnh kiến nghị: Trung ương cho phép tỉnh điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn sự nghiệp năm 2023 giữa các Dự án thuộc Chương trình đảm bảo phù hợp với nhu cầu và điều kiện đặc thù của địa phương; bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyen là đối tượng thụ hưởng kinh phí để thực hiện sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho đơn vị; Ủy ban Dân tộc sớm ban hành tài liệu thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp…Đề nghị Đoàn giám sát có ý kiến với tỉnh và các địa phương quan tâm, bố trí kiện toàn phòng Dân tộc cấp huyện (cả về số lượng và chất lượng).
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Thạch đề nghị Ban Dân tôc tỉnh tiếp tục thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh chủ trì, quản lý việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh. Chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của địa phương, cơ sở để hướng dẫn hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình. Tiếp tục phối hợp tham mưu cho tỉnh rà soát, điều chỉnh kế hoạch trung hạn thực hiện Chương trình để tránh dàn trải, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường kiểm tra để kịp thời nắm bắt những nội dung Dự án, Tiểu dự án khó có khả năng thực hiện trong năm 2023 để sớm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm hấp thụ được hết các nguồn vốn để người dân có điều kiện được thụ hưởng ở mức tốt nhất. Nghiên cứu kỹ, bám sát các quy định tại Nghị định 38/2023/NĐ-CP để tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả hơn. Tăng cường đôn đốc triển khai thực hiện, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đối với các Dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình được giao chủ trì thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.