Giám sát thực hiện việc sắp xếp mạng lưới trường, lớp và đội ngũ giáo viên, việc quản lý‎, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Thứ bảy - 25/03/2023 08:24
Chiều 22/3, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nông Hải Lưu, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát thực hiện việc sắp xếp mạng lưới trường, lớp và đội ngũ sắp xếp, việc quản lý‎, sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học sau sắp xếp từ năm 2019 - 2022 tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Đoàn giám sát làm việc tại sở Giáo dục và Đào tạo
Đoàn giám sát làm việc tại sở Giáo dục và Đào tạo

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 520 trường, giảm 139 trường, giảm nhiều nhất ở cấp tiểu học (115 trường); có 912 điểm trường, giảm 95 điểm trường, giảm nhiều nhất ở cấp mầm non (60 điểm trường) và cấp tiểu học (giảm 40 điểm trường), chủ yếu đưa học sinh các khối lớp 3, 4, 5 về học tập trung tại các điểm trường chính. Trong giai đoạn, toàn tỉnh tăng 7 điểm trường cấp THCS do kết quả của việc sáp nhập các cơ sở giáo dục nhưng vẫn sử dụng cơ sở vật chất tại cơ sở cũ. Năm 2019, Sở sáp nhập 3 trung tâm trực thuộc (Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, Trung tâm Phục hồi chức năng - Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật).

Toàn tỉnh có 1.142 cán bộ quản lý tại Sở, các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông giảm 207 người, trong đó, giảm nhiều nhất ở cấp tiểu học (139 người), cấp THCS (53 người); 9.355 giáo viên, giảm 606 người, cấp mầm non (168 người), tiểu học (217 người), THCS giảm 200 người, THPT giảm 19 người; nhân viên phục vụ 81 người. Với tổng số 6.069 lớp, 131.788 học sinh, tăng 185 lớp, 7.804 học sinh; trong đó, cấp tiểu học (tăng 151 lớp và 5.108 học sinh), THCS (tăng 9 lớp và 2.095 học sinh); THPT (tăng 3 lớp và 916 học sinh).

Việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường, lớp, ngành GD&ĐT và các địa phương làm tốt công tác sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân sự của ngành và người học; hệ thống trường, lớp, đưa học sinh ở các điểm trường lẻ về học tập tại các trường chính giúp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, giảm sự dàn trải của nguồn vốn, giúp tăng số học sinh/lớp, tăng số lớp/trường, tăng cơ hội của học sinh trong tiếp cận trang thiết bị giáo dục và được học/thực hành một số môn học ít có điều kiện để tổ chức dạy học tại các điểm trường (tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Âm nhạc); tạo thuận lợi cho cán bộ quản lý giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ; thuận lợi trong việc tổ chức tập huấn và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; học sinh và phụ huynh có tâm lý tích cực khi con em được học tập trong môi trường có điều kiện đảm bảo.

Trên cơ sở lộ trình công tác quy hoạch, sắp xếp cơ sở giáo dục của các huyện, Thành phố, dự kiến đến năm 2025, toàn tỉnh có 504 trường (giảm 16 trường) và 864 điểm trường (giảm 48 điểm trường); giảm 154 đơn vị sự nghiệp giáo dục. Trước thời điểm bắt đầu thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp trường, lớp, toàn tỉnh có 38 trường phổ thông dân tộc bán trú, đến nay đã chuyển đổi, thành lập thêm 8 trường, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú toàn tỉnh thành 46 trường. Đối với các cơ sở giáo dục có sự thay đổi về địa điểm học tập của học sinh sau khi sắp xếp, các địa phương tổ chức kiểm kê, lựa chọn cơ sở có điều kiện về vật chất tốt hơn làm trụ sở và chuyển toàn bộ trang thiết bị tại cơ sở cũ về cơ sở mới để phục vụ cho các hoạt động; đồng thời thực hiện bàn giao lại 79 nhà, đất của cơ sở cũ cho địa phương quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên sau sáp nhập, một số trường trở thành điểm trường và khoảng cách đến trường chính rất xa; việc đưa học sinh từ các điểm trường lẻ về trường chính làm tăng số lượng học sinh được hưởng chế độ bán trú và có nhu cầu ăn, ở bán trú; một số cơ sở giáo dục còn thiếu diện tích đất, phòng học, các hạng mục phục vụ bán trú như phòng ở, nhà ăn... đã xuống cấp, không đảm bảo phục vụ nhu cầu ở bán trú cho học sinh; nhiều cơ sở giáo dục gặp khó khăn trong công tác tổ chức bán trú cho học sinh vì thiếu giáo viên, nhân viên làm công tác quản sinh, nhân viên cấp dưỡng…

Sở kiến nghị: Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành tiếp tục có các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở giáo dục thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, Thành phố xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Bố trí đủ biên chế giáo viên, nhân viên cho ngàn, đặc biệt đối với giáo viên các bộ môn tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học, trung học để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; cho chủ trương về định hướng tách bộ phần Phục hồi chức năng và Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thành trung tâm độc lập sau khi hoàn thành đầu tư cơ sở vật chất tại khu A của Trung tâm.

UBND các huyện, Thành phố thực hiện việc điều chuyển theo đúng quy định đối với cơ sở vật chất không còn nhu cầu sử dụng cho các đơn vị khác; có biện pháp phù hợp để bố trí bổ sung đất cho các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu về diện tích đất cho công tác đầu tư, xây dựng và theo định hướng phát triển lâu dài, phù hợp với quy mô dân số và người học theo từng thời kỳ. Hoàn thiện hồ sơ về đất và hồ sơ về tài sản công, phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng; bố trí đủ số người làm việc tại các cơ sở giáo dục theo đúng vị trí việc làm theo quy định hiện hành...

Phát biểu kết luận, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Nông Hải Lưu đề nghị Sở GD&ĐT tham mưu chỉ đạo tốt nhiệm vụ, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục quan tâm các điểm trường, lớp lẻ cách xa trung tâm còn nhiều khó khăn; chú ý việc sắp xếp hệ thống trường, lớp hiện nay phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để vừa sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có hiệu quả vừa nâng cao chất lượng giáo dục. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất dồn trường lẻ về trường chính; quan tâm xây dựng nhà bán trú cho học sinh, tạo điều kiện đảm bảo ăn, ở sinh hoạt, tránh nguy cơ học sinh bỏ học; đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền cấp ủy chính quyền địa phương có sự đồng thuận xã hội việc sắp xếp sáp nhập các điểm trường...

Những ý‎ kiến, kiến nghị, đoàn giám sát tổng hợp trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay5,009
  • Tháng hiện tại141,527
  • Tổng lượt truy cập9,012,743
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây