Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên do TAND Tối cao xây dựng, dự kiến trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự án gồm 175 điều được bố cục thành 5 phần, 11 chương. Theo đó, dự thảo Luật đã đưa ra 11 biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó có kế thừa các biện pháp của BLHS hiện hành và đưa ra phát triển 18 biện pháp, thể hiện tính ưu việt và nhân văn. Trong 11 biện pháp xử lý chuyển hướng, có 10 biện pháp xử lý chuyển hướng ở ngoài cộng đồng, 1 biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Tuy nhiên, những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự. Chính vì vậy, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là giải pháp khả thi và phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới. Trước yêu cầu đó, TAND Tối cao là đơn vị chủ trì xây dựng, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh tiến trình cải cách Tư pháp phù hợp trong tình hình mới.
Tại hội nghị, các đại biểu đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, trong đó, nhận định dự thảo Luật tương đối phù hợp, khi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thì người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự; đề nghị giữ nguyên biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp như hiện hành; Luật cần nêu rõ cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của người làm công tác xã hội, một số cụm từ trong dự thảo Luật còn chưa rõ về nghề làm công tác xã hội; đối tượng sử dụng dịch vụ làm công tác xã hội cần cụ thể hơn; hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về thủ tục tố tụng thân thiện, biện pháp chuyển hướng, loại hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên, thủ tục thân thiện, biện pháp ngăn chặn đảm bảo tối đa phù hợp cho người dưới 18 tuổi; việc điều phối tư pháp người chưa thành niên, hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên, thủ tục về tố tụng thân thiện, thời hạn điều tra truy tố xét xử, TAND xem xét các áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng cần xem xét và sửa tên Luật cho phù hợp; một số từ ngữ còn khó hiểu…
Kết luận hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bế Minh Đức nhấn mạnh: Khi luật này được Quốc hội thông qua sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, kiểm soát, xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, cũng như có chính sách về chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên, trong trường hợp mà người chưa thành niên vi phạm ở mức độ có thể sử dụng các cái biện pháp khác, không nhất thiết phải áp dụng chế tài hình sự.
Những ý kiến đóng góp cần dựa trên cơ sở thực tiễn xét xử, cân nhắc các biện pháp cho phù hợp tình hình thực tế…, để TAND tỉnh tổng hợp gửi TAND Tối cao xem xét trong thời gian tới.
Tác giả: P.O (BCB)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn