Hội nghị đã triển khai các văn bản pháp luật gồm: Các quy định của pháp luật phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; Luật Thanh niên, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể:
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2015, là văn bản điều chỉnh việc bầu cử, ứng cử, tổ chức bầu cử Quốc hội và HĐND. Luật có một số điểm mới về thẩm quyền quyết định ngày bầu cử toàn quốc, số lượng nữ, người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội; đối với Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua ngày 16/62020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Luật Thanh niên là cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện các chính sách cho thanh niên. Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi) bảo đảm thực hiện đầy đủ, nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong những ngành, nghề mà luật không cấm, đồng thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là rà soát lại quy định của các luật có liên quan để không chồng chéo.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, góp phần vào việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, duy trì tăng trưởng, giải quyết các vấn đề xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn, trên cơ sở bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ điểm mới là việc điều chỉnh tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí và xuất bản phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nghị định số 154/2020/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy định mới về đánh giá tác động chính sách...