Ban Dân tộc HĐND tỉnh: Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh tại huyện Hòa An

Thứ ba - 14/11/2023 06:39
Ngày 14/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Qúy Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Hòa An.
Cơ sở sản xuất: Bún khô cô Luyến - Nà Rị, xã Nam Tuấn huyện Hòa An
Cơ sở sản xuất: Bún khô cô Luyến - Nà Rị, xã Nam Tuấn huyện Hòa An
Qua khảo sát cho thấy, những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Hòa An luôn quan tâm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tham mưu ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo về phát triển nghành nghề nông thôn với mục đích duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống và làng nghề gắn với văn hóa, du lịch; giữ gìn văn hóa bản địa; gắn sự phát triển nghề, làng nghề với hoạt động du lịch và lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn quản lý và hướng dẫn các xã thực hiện truyền thông, vận động các ngành nghề trên địa bàn huyện đầu tư phát triển và thường xuyên rà soát nhu cầu xúc tiến thương mại; Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề theo quy định...

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoà An có các ngành nghề nông thôn như: làm bún khô; dệt thổ cẩm; đan lát tre trúc; làm đàn tính...Trong đó, nghề dệt thổ cẩm có 05 cá nhân hoạt động tại xóm Đông Giang 2, xã Nam Tuấn; Nghề làm bún khô có 03 cơ sở sản xuất làm bún tại xã Nam Tuấn trong đó có cơ sở sản xuất bún khô Cô Luyến - Nà Rị đạt sản phẩm OCOP 3 sao do cấp tỉnh công nhận, số lao động tham gia sản xuất bún trên địa bàn xã 12 người; Nghề làm đàn tính có hộ ông Hoàng Văn Lưu tại xóm Đông Giang 1, xã Nam Tuấn, với 02 người lao động; Nghề đan lát tại xã Trương Lương có 126 hộ sản xuất (xóm Lũng Luông 58 hộ, Lũng Oong 68 hộ). Các ngành truyền thống này được duy trì từ nhiều đời, tuy nhiên sản phẩm còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tập trung. Với sản xuất quy mô sản xuất nhỏ tại nông thôn, doanh thu từ ngành làm Bún khô đạt trên 3.000 triệu đồng/ năm; Dệt thổ cẩm đạt trên 20 triệu đồng/năm; Làm đàn tính đạt trên 200 triệu đồng/ năm; Đan lát tre trúc đạt trên 900 triệu đồng/ năm...

Qua đó, Đoàn ghi nhận các thông tin về hiện trạng của các cơ sở, các hộ làm nghề, số lượng hộ dân, cơ sở đang tham gia sản xuất của các làng nghề, hiện trạng về công cụ, dụng cụ sản xuất, lực lượng lao động, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của các ngành nghề....đồng thời tìm hiểu thực trạng về nhu cầu bảo tồn, truyền dạy nghề và phục dựng nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của các ngành nghề gắn với phát triển du lịch tại địa phương...

Tại buổi khảo sát, huyện Hòa An chia sẻ một số khó khăn để phát triển các ngành nghề như: Một số nghề chưa tạo được sinh kế bền vững, do đó chủ yếu các hộ làm lúc không bận mùa vụ hoặc sản xuất để bán thêm kiếm thu nhập chứ chưa coi trọng phát triển tập trung sản xuất dẫn đến nghề dệt thổ cẩm đang dần bị mai một, nghề làm đàn tính, làm bún, đan lát chưa được quan tâm bồi dưỡng tay nghề, truyền nghề; chưa có hỗ trợ để nâng cấp quy mô sản xuất, mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; các ngành nghề trên địa bàn chủ yếu là hộ gia đình nên khả năng tiếp cận  thông tin về thị trường còn yếu nên việc mở rộng tiêu thụ hàng đan lát, làm đàn tính, dệt thổ cẩm còn hạn chế; các sản phẩm ngành nghề nông thôn phát triển để gắn với du lịch còn ít; chưa có điểm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm; năng lực trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh còn bất cập, thiếu vốn, không có tính liên kết và hợp tác trong sản xuất...

Phát biểu kết luận buổi khảo sát, đồng chí Bàn Qúy Sơn - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiếp thu, ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của huyện Hòa An và xã Nam Tuấn để báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, các sở, ngành liên quan xem xét giải quyết. Đồng thời đề nghị UBND huyện tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, mở rộng phát triển liên kết chuỗi, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất trên địa bàn xã đăng ký tham gia hoàn thiện hồ sơ sản phẩm OCOP. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm thuộc các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm; phấn đấu đến năm 2025, làng nghề miến dong Án Lại, xã Nguyễn Huệ được công nhận là làng nghề truyền thống; đề nghị địa phương rà soát lại tình hình hoạt động của các làng nghề, dựa trên tiêu chí của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, để làm hồ sơ trình cơ quan chức năng xem xét công nhận lại các làng nghề, hoặc đề xuất công nhận ngành nghề mới...

Trước đó, Đoàn đã đến khảo sát trực tiếp tại cơ sở nghề làm bún khô cô Luyến - Nà Rị, các hộ làm nghề dệt thổ cẩm tại xóm Đông Giang 2, cơ sở làm nghề đàn tính của ông Hoàng Văn Lưu tại xóm Đông Giang 1 trên địa bàn xã Nam Tuấn./.

Tác giả: Nông Thị Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay8,500
  • Tháng hiện tại129,089
  • Tổng lượt truy cập9,208,105
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây