Ban Dân tộc HĐND tỉnh: Khảo sát, đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh tại huyện Quảng Hòa

Thứ năm - 16/11/2023 22:52
Tiếp tục chương trình khảo sát, ngày 15/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Qúy Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tình hình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Hòa. Cùng đi có đại diện lãnh đạo HĐND -UBND, các phòng chuyên môn huyện Quảng Hòa; lãnh đạo HĐND -UBND, các cán bộ, công chức xã Phúc Sen.
Chị Nông Thị Sằm, xóm Dìa Trên, xã Phúc Sen thực hiện công đoạn phơi giấy bản
Chị Nông Thị Sằm, xóm Dìa Trên, xã Phúc Sen thực hiện công đoạn phơi giấy bản

Trong những năm qua huyện Quảng Hòa luôn quân tâm việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất trong làng nghề; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện nguồn vốn chương trình MTQG trên địa bàn huyện, thường xuyên đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp; chỉ đạo thực hiện công tác rà soát nhu cầu học nghề, ngành nghề đào tạo phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội và lao động nông thôn của huyện; chỉ đạo các xã rà soát các làng nghề có đủ điều kiện phối hợp với các phòng chuyên môn thực hiện xây dựng hồ sơ trình công nhận làng nghề trên địa bàn; các cơ quan chuyên môn thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề như việc khai thác, sử dụng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào; việc cam kết bảo vệ môi trường…
Hiện nay, huyện Quảng Hòa đã được UBND tỉnh công nhận 06 làng nghề (làm đường phên Bó Tờ, làm hương Phia thắp, giấy bản Quốc Dân, nghề rèn xã Phúc Sen, nón lá Hoàng Diệu, ngói đất nung Lũng Rì xã tự Do) có 11 sản phẩm ngành nghề nông thôn được 3 sao OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 02 làng nghề có sản phẩm OCOP đạt 3 sao (sản phẩm Đường phên - làng nghề đường phên Bó Tờ và dao làng nghề rèn Phúc Sen) và 01 sản phẩm tham gia dự thi phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023 (nón lá Hoàng Diệu, xã Tự Do). Làng nghề gắn với du lịch: 01 (làng nghề hương Phia Thắp - xã Phúc Sen). Đối với ngành nghề nông thôn: Trên địa bàn huyện có 04 nhóm ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP gồm: chế biến, bảo quản, nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn và đan lát. Doanh thu từ ngành nghề nông thôn: tổng doanh thu 31,34 tỷ đồng, thu nhập bình quân đối với nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản, nông lâm thủy sản là 4.0 triệu đồng/lao động/tháng; đối với ngành nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ là 5,42 triệu đồng/lao động/tháng; đối với ngành nghề xử lý chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn từ 1,3 – 3,3 triệu đồng/lao động/tháng, ngành nghề đan lát 1,75 – 2,1 triệu đồng/lao động/tháng; Tổng số lao động trong ngành nghề nông thôn: 943 người, trong đó số lao động thường xuyên là 820 người, chuyên gia tay nghề cao là 01 người. Tổng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh: Năm 2023, có 04 HTX (HTX Long Chiến, HTX dao Hà Khiêm Phúc Sen, HTX SX TM&DV Phúc Sen xã Phúc Sen; HTX sản xuất đường phên và chế biến rượu mía Bó Tờ), 01 Tổ hợp tác (THT nón lá Hoàng Diệu) 381 hộ gia tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn… Qua khảo sát thực tế tại 03 làng nghề, Đoàn khảo sát nhận thấy một số khó khăn, bất cập: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình nên chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa người cung cấp nguyên, nhiên vật liệu với cơ sở sản xuất, chưa có sự liên kết giữa cơ sở sản xuất với doanh nghiệp thương mại, du lịch. Người dân chưa tìm được tiếng nói chung hoặc cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa người sản xuất, nhà quản lý và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hoạt động sản xuất chưa vận hành theo chuỗi liên kết; Ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, một số máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất làm thủ công hoặc đầu tư đã lâu, tự chế, công suất và sản lượng thấp, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo nhưng chưa kịp thời đầu tư thay thế; các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn chủ yếu là các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Quy trình và công nghệ chế biến còn đơn giản, thậm chí còn lạc hậu và chưa đảm bảo đầy đủ các quy định, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; Các sản phẩm không có thị trường tiêu thụ rộng do sản phẩm được làm thủ công nên mẫu mã sản phẩm chưa được đa dạng, giá thành sản phẩm còn thấp, bị cạnh tranh so với sản phẩm của các nơi khác; Sự tham gia của các chủ thể vào phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn chưa được chủ động, thiếu sự gắn kết hoạt động nâng cao năng lực cho lao động làng nghề, cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, hỗ trợ nghệ nhân, thợ giỏi của chủ thể về sản xuất, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường...
Trao đổi tại các buổi làm việc, UBND huyện kiến nghị: Đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí để hỗ trợ các làng nghề xây dựng nhà trưng bày sản phẩm làng nghề gắn với thăm quan du lịch, hỗ trợ mua máy móc, trang thiết bị... để phát triển làng nghề; đề nghị các sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ cho địa phương kết nối các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để tiếp sức cho ngành nghề nông thôn, nghề và làng nghề tiếp tục phát triển, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, đồng chí Bàn Qúy Sơn, Trưởng đoàn khảo sát đề nghị: Thời gian tới huyện cần khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trong làng nghề; tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề đang hoạt động, có khả năng phát triển; khuyến khích, kêu gọi các cơ sở sản xuất khu vực nông thôn, làng nghề có sản phẩm đặc trưng tham gia chương trình “mỗi xã một sản phẩm”. Tiếp tục phát triển ngành nghề nông thôn theo nguyên tắc cơ bản là gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát huy thế mạnh từng vùng. Đặc biệt cần tăng cường chính sách ưu đãi vốn tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, đơn giản thủ tục vay vốn cho các cơ sở. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ. Đảm bảo phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường...
Trước đó, Đoàn đã đến khảo sát trực tiếp tại 03 làng nghề trên địa bàn xã Phúc Sen: Làng nghề làm hương Phia Thắp; Làng nghề làm Giấy bản Quốc Dân; Làng nghề rèn xã Phúc Sen./.

 

Tác giả: Nông Thị Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


logoquanlykyhop copy

chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay8,210
  • Tháng hiện tại213,122
  • Tổng lượt truy cập6,918,218
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: hdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn hdnd.caobang.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây