Đoàn ĐBQH thảo luận tại Hội trường về Kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước

Thứ năm - 29/07/2021 21:59
Ngày 25/7, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới).
Đoàn Thị Lê An   Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng
Đoàn Thị Lê An Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng
Tham gia phát biểu tại hội trường, bà Đoàn Thị Lê An, đại biểu Quốc hội tỉnh Cao Bằng tán thành và đánh giá cao đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021. Đại biểu nhận định, trong những tháng đầu năm 2021 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết liệt của các bộ, ngành trung ương, với tinh thần vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp,... nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì đà phục hồi, Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đặc biệt, nhiệm vụ thực hiện "mục tiêu kép" được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai khá đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân; cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước tiếp tục được củng cố, tăng cường.

Thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu chia sẻ, trong những năm qua các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên thể hiện qua các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chính sách hỗ trợ khác, nhờ đó, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế được đầu tư khá đồng bộ; các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và nhà nước được củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS hiện nay vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn nhất, đó là: khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng thấp nhất…; nguyên nhân của những tình trạng trên là do vùng đồng bào DTTS &MN chủ yếu là núi cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, …chi phí cho sản xuất, lưu thông hàng hóa lớn nên khó khăn để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển KT-XH; và nguồn lực từ NSNN dành cho các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào DTTS trong những năm qua cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng, nhất là đầu tư về hạ tầng thiết yếu.

Trong thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, đời sống của người dân ở những vùng này càng hết sức khó khăn, đặc biệt là những khu vực biên giới, giao thương biên giới đóng cửa, lao động tại các nhà máy trở về địa phương không có việc làm, ko có thu nhập....; Đặc biệt, trong công tác phòng, chống Covid, để ngăn chặn nguồn lây lan từ bên kia biên giới, những địa phương biên giới như tỉnh Cao Bằng, các lực lượng chức năng đã gồng mình ngày đêm canh giữ, ngăn chặn từng đường mòn, lối mở qua biên giới, nhờ đó, công tác phòng chống dịch bệnh tại vùng biên giới đã được thực hiện tốt, Đến thời điểm này, Cao Bằng may mắn là địa phương duy nhất chưa có người nhiễm SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng trên địa bàn (theo báo cáo của ngành Y tế). Tuy nhiên, để có được những kết quả đó là muôn vàn sự vất vả của các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang và những người dân nơi đây (Tính từ ngày 04/02/2020 đến hết ngày 23/7/2021 tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận 23.653 lượt công dân Việt Nam từ Trung Quốc về qua biên giới, trong đó, thực hiện cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung của tỉnh là 21.384 lượt người).

Để phát huy đồng bộ và hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2021 và cả giai đoạn 2021 – 2025, đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm nghiên cứu có cơ chế đặc thù trong đầu tư, phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm cho các địa phương miền núi, biên giới, vùng đông đồng bào DTTS, vùng có điều kiện khó khăn. Trong xây dựng chính sách và phân bổ nguồn lực cần xem xét đến những đặc điểm khó khăn đặc thù của miền núi, DTTS như: địa hình phức tạp, chia cắt, hạ tầng thấp kém, thiếu sự kết nối, vốn đầu tư hoàn toàn phụ thuộc ngân sách Trung ương, để sớm giúp cho vùng này phát triển, đại biểu đề nghị Trung ương cần nâng mức vốn đầu tư hàng năm từ các chương trình lên gấp đôi, gấp 3 lần so với hiện nay.

Đại biểu nhấn mạnh, điểm nghẽn lớn nhất kìm hãm sự phát triển của các tỉnh miền núi, vùng DTTS chính là hạ tầng giao thông. Đề nghị Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn vốn để đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ kết nối khu vực miền núi, tạo điều kiện cho các tỉnh miền núi có điều kiện kết nối liên vùng, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch, phát triển kinh tế cửa khẩu, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia (do khu vực này duy nhất chỉ có đường bộ, mà đường nhỏ hẹp, quanh co, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn …điều này đã làm cản trở sự phát triển cũng như kết nối với các địa phương trong vùng để phát triển kinh tế xã hội), nhất là khẩn trương bố trí vốn để đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc kết nối liên vùng, trong đó có tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng, Lạng Sơn – Trà Lĩnh, Cao Bằng, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của tỉnh và khu vực.

Tác giả: Ngọc Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay5,992
  • Tháng hiện tại142,510
  • Tổng lượt truy cập9,013,726
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây