Theo Nghị quyết, tỉnh Cao Bằng sẽ hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý (có phụ cấp chức vụ) không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Cán bộ chủ chốt cấp xã (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân).Trưởng các đoàn thể cấp xã: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
Với các điều kiện cá nhân có đơn tự nguyện và đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động theo quy định hoặc có đơn tự nguyện thôi việc được cơ quan có thẩm quyền quản lý đồng ý bằng văn bản. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Quy định này còn thời gian công tác từ 12 tháng đến 60 tháng tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.
Các chính sách nghỉ hưu trước tuổi, hỗ trợ 02 tháng tiền lương (quy định tại Điều 9 Quy định này) cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu thực tế quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu; Hỗ trợ thêm 02 tháng tiền lương (quy định tại Điều 9 Quy định này) cho tổng số 20 năm đầu công tác có đóng Bảo hiểm xã hội, từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được hỗ trợ 1/2 tháng tiền lương; Hỗ trợ phần chênh lệch lương hưu bị giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi, theo công thức tính sau: Số tiền hỗ trợ = (Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội) x (tỷ lệ % lương hưu bị trừ) x 12 tháng x 20 năm.
Chính sách hỗ trợ thôi việc được hỗ trợ 03 tháng tiền lương hiện hưởng (tiền lương liền kề trước khi thôi việc); Được hỗ trợ 1/2 tháng tiền lương (quy định tại Điều 9 Quy định này) cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Các mức hỗ trợ tối đa, tổng mức hỗ trợ cho mỗi trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 2 không vượt quá 350 triệu đồng/người; Tổng mức hỗ trợ cho mỗi trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 không vượt quá 280 triệu đồng/người; Tổng mức hỗ trợ cho mỗi trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 không vượt quá 220 triệu đồng/người; Tổng mức hỗ trợ cho mỗi trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 2 không vượt quá 150 triệu đồng/người.
Cách tính tiền lương và xác định thời gian, tiền lương tháng quy định tại Nghị quyết này được tính bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật. Tiền lương tháng để tính hỗ trợ quy định khoản 1, khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 của Quy định này được tính bình quân tiền lương tháng của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định này và cách xác định thời gian nghỉ hưu trước tuổi hoặc thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội có số tháng lẻ không đủ năm được tính theo quy định hiện hành.
Việc HĐND tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 32/2023/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và cán bộ cấp xã nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo nguyện vọng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023 – 2026, nhằm khuyến khích, động viên cán bộ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và cán bộ cấp xã tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc trong giai đoạn 2023-2026 là một trong các giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh, gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế