Cao Bằng tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai

Chủ nhật - 25/08/2024 08:45
Trước tình hình thiên tai những ngày qua, UBND tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, sớm ổn định đời sống của nhân dân, đồng thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.
Hoa màu, nhà ở của người dân ở xóm Nà Tẻng, thị trấn Nước Hai (Hòa An) ngập trong biển nước. Ảnh chụp 10h sáng 24/8/2024.
Hoa màu, nhà ở của người dân ở xóm Nà Tẻng, thị trấn Nước Hai (Hòa An) ngập trong biển nước. Ảnh chụp 10h sáng 24/8/2024.
Công văn nêu rõ, từ ngày 22/8 đến ngày 24/8/2024 tỉnh Cao Bằng có mưa diện rộng, mưa lớn cục bộ khu vực huyện Trùng Khánh, Hà Quảng, Hòa An. Các sông, suối trên trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện lũ, lũ lớn gây ngập sâu các khu vực ven sông Bằng của huyện Hòa An và thành phố Cao Bằng. Khu vực thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng bị ngập úng cô lập từ 16h30 đến khoảng 21h00 ngày 23/8. Mưa lớn gây sạt lở đất, thiệt hại nhà ở, hoa màu, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của hơn 400 hộ dân. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập úng cục bộ không lưu thông được trong nhiều giờ.

Các địa phương cơ bản đã tổ chức công tác ứng phó và chủ động trong khắc phục hậu quả do ngập lụt, sạt lở nên không xảy ra thiệt hại về người. Tuy nhiên, công tác báo cáo về diễn biến thiên tai của địa phương còn chậm, chưa kịp thời. Theo bản tin của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi, sạt lở đất trên sườn dốc, sụt lún đất. Để chủ động ứng phó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, sớm ổn định đời sống của nhân dân, đồng thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ và kịp thời thông tin cảnh báo đến chính quyền các cấp, người dân để chủ động phòng, tránh, giảm các thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Các điểm, khu vực dân cư có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đá, ngập lụt cần có phương án cụ thể để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản nhân dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai.

Chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, phân luồng, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu, không để xảy ra những trường hợp thiệt hại đáng tiếc về người.

Huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn vệ sinh môi trường; sửa chữa, khắc phục nhanh công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng, nhanh chóng khôi phục sản xuất ngay sau lũ, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân tuyệt đối không chủ quan thực hiện các hoạt động trên sông khi có mưa, lũ và quản lý trẻ nhỏ, không để chơi, nghịch tại các khu vực ngập nước.

Chỉ đạo cấp xã triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai thường trực và sẵn sàng thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đảm bảo kịp thời và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai do mưa lũ gây ra ngay từ giờ đầu.

Các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu; điều tiết, vận hành công trình hồ đập thủy lợi, hồ chứa thuỷ điện theo quy định, nhất là xả lũ khẩn cấp, không để xảy ra lũ, lũ quét, ngập lụt hạ du và thượng lưu đập; thường xuyên thông tin cảnh báo, chỉ đạo kịp thời các tình huống.

Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, sạt lở đất đá; có phương án cảnh báo từ xa, phân luồng giao thông; kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn, lưu thông thông suốt; tổ chức lực lượng, phương tiện hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó, cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương. Các cấp tổ chức trực ban phòng, chống thiên tai nghiêm túc 24/24 giờ, thực hiện báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình thiên tai và thiệt hại (nếu có).

Tác giả: Phòng TH UBND tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm49
  • Hôm nay3,894
  • Tháng hiện tại118,501
  • Tổng lượt truy cập9,197,517
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây