Giám sát việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ nhật - 16/10/2022 00:00
Ngày 14/10, đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tiếp tục giám sát tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh về thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm 2019 đến nay.
Đoàn giám sát làm việc tại sở Giáo dục và Đào tạo
Đoàn giám sát làm việc tại sở Giáo dục và Đào tạo
Đoàn khảo sát tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, hiện nay trường có 395 học sinh chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số ít người định cư tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Từ tháng 11/2021, nhà trường tiếp nhận cơ sở mới gồm 12 lớp học. Các phòng học bộ môn, sân chơi, sân thể dục thể thao đạt chuẩn về diện tích, đáp ứng công năng sử dụng. Tuy nhiên, một số hạng mục công trình như thư viện, nhà đa năng, khu ký túc xá đang trong quá trình hoàn thiện.

Giám sát tại sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh có 517 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông (180 trường mầm non, 126 trường tiểu học, 181 trường THCS, 30 trường THPT); 843 điểm trường. Toàn tỉnh có 10.944 cán bộ quản lý, giáo viên. đa số đạt yêu cầu về trình độ đào tạo. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Sau 2 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chất lượng dạy học lớp 1, 2 các trường tiểu học có nhiều chuyển biến tích cực, đối với lớp 1 so với năm học trước có thể đọc trơn văn bản rút ngắn hơn; đến cuối học kỳ 1 học sinh lớp 1 có thể đọc thông, viết thạo khoảng 70%; đến giữa học kỳ 2 học sinh đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô. Đa số các em giải quyết được các yêu cầu cần đạt đối với các môn học, năng lực, phẩm chất.

Đối với lớp 6 cấp THCS kết quả đánh giá học sinh lớp 6 năm học 2021 - 2022. Đánh giá về kết quả học tập tỷ lệ học sinh từ mức đạt trở lên (tốt, khá, đạt), chiếm 94,7%; đánh giá về kết quả rèn luyện tỷ lệ học sinh mức tốt, khá chiếm 98,5%. Nhìn chung, học sinh lớp 6 năm học 2021 - 2022 cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. So sánh với kết quả đánh giá học sinh lớp 6 của năm học 2020 - 2021 (thực hiện chương trình cũ) có tính tương quan tương đối giữa hai kết quả.

Bên cạnh kết quả đạt được còn một số hạn chế, vướng mắc như: việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học; bổ sung các môn học bắt buộc như Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ từ lớp 3 đối với cấp tiểu học; môn Tin học đối với cấp THCS, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) cấp THPT và để đáp ứng việc lựa chọn các tổ hợp môn học, chuyên đề học tập của học sinh cấp THPT cần phải bổ sung thêm biên chế giáo viên để thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông; cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ cho các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018...

Sở GD&ĐT kiến nghị: Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới; bổ sung biên chế cho ngành giáo dục để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, trường học; tổ chức các hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; bố trí kinh phí cho việc bồi dưỡng chương trình, lựa chọn sách giáo khoa mới đáp ứng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh theo lộ trình; tạo điều kiện để giáo viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ; giáo viên các môn học tích hợp tham gia bồi dưỡng để tiến tới đảm nhiệm giảng dạy đủ các nội dung của môn học tích hợp…

 Đoàn đề nghị: Sở Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về thực hiện chương trình, đổi mới dạy học, đặc biệt đối với các môn học tích hợp; xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương đảm bảo kịp thời, có chất lượng; tham mưu, xây dựng nghị quyết hỗ trợ hội đồng lựa chọn sách giáo khoa; nghiên cứu bổ sung kinh phí hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa tham gia giảng dạy liên trường, dạy quá số tiết.

Tác giả: Tuyết Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay2,217
  • Tháng hiện tại121,868
  • Tổng lượt truy cập9,200,884
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây