Tại Kỳ họp thứ 20 (thường lệ) giữa năm 2024, Ban Pháp chế được Thường trực HĐND tỉnh phân công chủ trì thẩm tra các nội dung báo cáo gồm: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh; Báo cáo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
Các thành viên Ban Pháp chế và lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh đồng tình với các nội dung do UBND tỉnh trình bày. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát phục vụ thẩm tra và từ tình hình thực tiễn, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo trao đổi, làm rõ hơn một số nội dung như: đối với báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Công tác Nội vụ: số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự còn nhiều; Tỷ lệ giải quyết hồ sơ trễ hạn còn cao, cụ thể: TTHC cấp tỉnh số hồ sơ quá hạn 1.038 hồ sơ, chiếm 4,46%); TTHC cấp huyện quá hạn 35 hồ sơ, chiếm 0,70%); TTHC cấp xã quá hạn 57 hồ sơ, chiếm 0,13%); đề nghị làm rõ việc giải quyết các TTHC trễ hạn. Công tác thanh tra; phòng, chống tham nhũng còn tồn tại hạn chế thanh tra chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giám sát, tự kiểm tra trong nội bộ còn hạn chế; việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được chỉ đạo trong Kế hoạch PCTN, TC của UBND tỉnh đã ban hành còn chậm; báo cáo của một số cơ quan, đơn vị còn hình thức; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm đối với 04 vụ án tham nhũng với 15 bị can hiện đang thụ lý giải quyết. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: Chỉ đạo giải quyết đúng hạn, dứt điểm các vụ việc, đơn thư hiện đang thụ lý giải quyết (08 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo; 03 vụ việc UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm tra xác minh). Công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội: Tình trạng công dân từ các tỉnh nội địa tìm đường xuất nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc qua biên giới tỉnh Cao Bằng tăng 92 vụ, 95 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023; tín dụng đen (tăng 06 vụ (100%) so với 2023); Tội phạm vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, chức vụ tăng 208 vụ (73%); Tội phạm vi phạm luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm tăng 39 vụ (20,5%); Tội phạm về ma túy tăng 26 vụ (16,7%); Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước tăng, cụ thể xử phạt tăng 2444 vụ (36%), tăng 185 đối tượng vi phạm; Các cấp, các ngành đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tắng 980 quyết định (10,6%); An toàn giao thông, xử phạt tăng 3.217 trường hợp (62,3%)… Công tác ngoại vụ tư pháp đề xuất xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết các luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên chưa được kịp thời, xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chất lượng chưa bảo đảm.
Đối với Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Hiện còn chưa giải quyết 112 vụ/214 bị cáo. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm theo báo cáo của ngành chỉ tiêu đạt còn thấp 213/297 (đạt 71,71%), 84 đang giải quyết trong hạn....Báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh TAND cấp huyện bị hủy, sửa 11 vụ, chiếm tỷ lệ 0,59%; Một số vụ việc có tiến độ giải quyết còn chậm; bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án vẫn còn tồn tại; tổ chức các phiên tòa trực tuyến trong thời gian qua chưa đảm bảo. Báo cáo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh thi hành xong đạt tỷ lệ không cao 84 tỷ 323 triệu 554 nghìn đồng/số có điều kiện thi hành 145 tỷ 329 triệu 969 nghìn đồng (đạt tỷ lệ 58.02%).
Kết luận cuộc họp, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân đề nghị các sở, ban, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến của đại biểu. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung dự thảo các báo cáo để kịp thời trình tại Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.