Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023

Thứ sáu - 23/08/2024 10:30
Ngày 23/8, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí La Văn Hồng Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng phát biểu kết luận cuộc họp.
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng phát biểu kết luận cuộc họp.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã bố trí cho lĩnh vực nông nghiệp là 311.506,794/10.985.583 triệu đồng. Tổng kế hoạch vốn Ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 giao cho tỉnh Cao Bằng là 8.274.612 triệu đồng, trong đó giao lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản là 1.139.812 triệu đồng (bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài). Tổng số chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 gồm 27 dự án, trong đó: Dự án sử dụng 01 nguồn vốn gồm 17 dự án; Dự án sử dụng 02 nguồn vốn gồm 09 dự án; Dự án sử dụng 03 nguồn vốn gồm 01 dự án

Tiến độ giải ngân vốn các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp Tổng vốn đã giao cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2021-2024 là 1.417.963,533/1.451.318,794 triệu đồng vốn kế hoạch. Lũy kế vốn giải ngân của các chương trình, dự án tính đến 30/6/2024 là 1.166.469,979/1.417.963,533 triệu đồng tổng số vốn giao, đạt tỷ lệ 82,26%. Các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp hầu hết đều hoàn thành theo tiến độ đã được phê duyệt. Các dự án nông, lâm nghiệp tại tỉnh phần lớn là các dự án kè, đập, tiếp đến là các dự án bảo vệ phát triển rừng, nông nghiệp thông minh và cấp nước... Các dự án kè sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, công năng sử dụng.

Đối với sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực khuyến nông giai đoạn 2021-2023; ngân sách Trung ương chi cho hoạt động khuyến nông là 5.155.701.000 đồng; ngân sách địa phương chi cho hoạt động khuyến nông là 5.500.000.000 đồng; nguồn khác: Chi cho hoạt động khuyến nông là 516.240.000 đồng. Tổng kết quả giải ngân là 10.853.637.016 đồng đạt 97,15 % kế hoạch, còn 318.303.984 đồng dư do đấu thầu mua sắm giống, vật tư đã nộp trả ngân sách.

Thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi tỉnh Cao Bằng tổng đàn vật nuôi tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, tổng đàn trâu năm 2023 là 106.184 con; tổng đàn bò 100.184 con; tổng đàn lợn 340.350 con… Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 dự án trang trại chăn nuôi được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận trang trại chăn nuôi quy mô lớn  (Dự án Trang trại chăn nuôi lợn giống, lợn thịt tiêu chuẩn công nghệ và hữu cơ Ánh Dương của Công ty CP chăn nuôi Ánh Dương - xã Ngũ Lão, huyện Hòa An: Quy mô: 1.000 con lợn thịt, 300 lợn nái;  Dự án Trang trại chăn nuôi Thông Huề của Công ty CP xuất nhập khẩu Cao Bằng, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh: Quy mô chăn nuôi: 300 lợn nái sinh sản; 1.000 con lợn thịt/lứa; Dự án đầu tư Trang trại lợn giống Ngọc Khê của Công ty TNHH MTV Tân Sơn Khánh - xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Quy mô 1.200 lợn nái, 24 lợn đực giống; 5.000 lợn thịt/ năm; Dự án trang trại chăn nuôi Bạch Đằng của Hợp tác xã Xuân Nguyên - xã Bạch Đằng, huyện Hoà An: Quy mô lợn nái; 300 con; 1.000 con lợn thịt/lứa. Giai đoạn 2021-2023: UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho cho 1 dự án trang trại (Dự án Trang trại chăn nuôi Vân Trình của Công ty TNHH Xây dựng 26-3) với tổng kinh phí hỗ trợ: 315 triệu đồng (Ba trăm mười lăm triệu đồng) theo Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND). Giá trị sản xuất các năm đều tăng dần theo các năm. Cơ cấu chăn nuôi năm 2021,2022, 2023 ở mức trên 28 % trong cơ cấu nông nghiệp.

Thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 2021-2023, tính đến thời điểm 31/12/2023, có tổng số 167 HTX, vốn điều lệ 318.165 triệu đồng; 1.382 thành viên; năm 2021 có 04 HTX nông nghiệp (HTX nông nghiệp hữu cơ Đoài Dương, huyện Trùng Khánh; HTX nông nghiệp sạch Quảng Hưng, HTX sản xuất rau an toàn Bắc Hồng huyện Quảng Hoà; HTX Vân An, huyện Thạch An) được hỗ trợ chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng kinh phí hỗ trợ là 150 triệu đồng. Năm 2023, có 02 sản phẩm của 02 HTX nông nghiệp được hỗ trợ chứng nhận chất lượng sản phẩm, cụ thể: hỗ trợ chứng nhận chất lượng VietGap cho 02 ha cây mận máu của HTX nông nghiệp sạch Bảo Lạc; chứng nhận chất lượng VietGAHP cho sản phẩm lợn thịt của HTX nông nghiệp Tiến Bộ, với quy mô 600 con, tổng kinh phí hỗ trợ là 80 triệu đồng…

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã có 02 dự án đầu tư mới trong lĩnh vực nông nghiệp được cấp chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư 24,8 tỷ đồng. Lũy kế đến năm 2024 trên địa bàn tỉnh có 31 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 3.231,681 tỷ đồng, trong đó có 02 dự án đang tạm ngừng hoạt động, 24 dự án đã hoàn thành đầu tư và đang hoạt động, 04 dự án đang đầu tư, 01 dự án chưa khởi công,

Trong giai đoạn 2021-2024, thông qua việc thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng đã có những bước tiến triển tích cực không có các điểm nóng về khai thác, tình trạng xâm lấn chiếm đất rừng đặc dụng được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Các hộ tham gia liên kết đã tiến hành nuôi, trồng, chăm sóc cây theo quy trình kỹ thuật đã được tập huấn; phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững tại địa phương.

 Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng đã tiếp tục triển khai thực hiện tương đối hiệu quả gồm: Đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh; Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao…

Tuy nhiên, việc huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác gặp nhiều khó khăn; công tác giải ngân một số dự án đầu tư công còn chậm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp; năng lực tham mưu, tư vấn và tổ chức thực hiện các dự án của một số chủ đầu tư, đơn vị tư vấn hạn chế. Dự án lâm nghiệp có tính chất đặc thù về trồng rừng, do diện tích manh mún nhỏ lẻ, địa hình rộng, giao thông đi lại khó khăn, một số người dân chưa quan tâm đến công tác trồng rừng nên gây khó khăn trong khảo sát, thiết kế hiện trường trồng rừng; số lượng dự án của các nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư còn thấp; quy mô dự án nhỏ; một số chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh nên khó thực hiện.

Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT kiến nghị: Cần quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền lương để thu hút lao động trẻ về làm việc tại HTX nông nghiệp; bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; bổ sung cơ chế đặc thù để thực hiện dự án Bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2025. Các địa phương tiếp tục phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, người dân tiếp cận được các cơ chế, chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp…

Tại buổi làm việc, thành viên đoàn giám sát đề nghị Sở KH&ĐT làm rõ thêm các số liệu trong thực hiện Nghị quyết số 20, Nghị quyết số 68; chênh lệch vốn và mục tiêu của Dự án chăn nuôi bò sữa ở huyện Thạch An, Quảng Hòa; việc thu hồi Dự án nuôi cá hồi ở Phia Oắc - Phia Đén (Nguyên Bình). Đối với sở NN&PTNT cần làm rõ thêm các nội dung hỗ trợ trong Nghị quyết 48/2020/NQ-HĐND, ngày 16/12/2020 về ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; các giải pháp thực hiện về bình ổn giá cả việc triển khai các dự án cộng đồng trong CTMTQG...

Kết luận buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị, Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT hoàn chỉnh báo cáo theo hướng phân tích sâu từng nguyên nhân cụ thể chủ quan, khách quan, đề xuất giải pháp thực hiện các chính sách hiệu quả phù hợp với địa phương để thực hiện tốt các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Tác giả: Bế Văn Đoàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay4,953
  • Tháng hiện tại64,382
  • Tổng lượt truy cập8,516,658
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây