Với đặc thù là tỉnh miền núi, biên giới số lượng người DTTS chiếm 94,9%, đến hết 31/12/2023 số CBCC là người dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng tại 21 sở, ban, ngành thuộc cấp tỉnh; 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 xã, phường, thị trấn là: 4.861/5.137 người (chiếm 94,6%), cụ thể dân tộc Tày: 3.278/4.861 người (chiếm 67,4%), dân tộc Nùng: 1.265/4.861 (chiếm 26%), dân tộc Mông: 101/4.861 (chiếm 2,1%), dân tộc Dao: 189/4.861 (chiếm 3,9%), các dân tộc thiểu số ít người khác như: Sán Chỉ, Mường, Thái, Lô Lô, Mường,..là 28/4.861 chiếm tỷ lệ thấp, đạt 0,6%.
Trong thời gian qua công tác thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng CBCC và tạo nguồn CBCC là người DTTS ít người trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm thực hiện, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, an ninh - quốc phòng, kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo vị trí chức danh, đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả giai đoạn 2016 – 2023: Số CBCC là người dân tộc thiểu số của tỉnh được cử đi đào tạo trình độ đại học và trên đại học là 1.793 người (100% CBCC được cử đi đào tạo đã hoàn thành chương trình đào tạo), Ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 1,907 tỷ đồng; Số CBCC là người dân tộc thiểu số của tỉnh được cử đi đào tạo về lý luận chính trị là 3.055 người (100% CBCC được cử đi đào tạo đã hoàn thành chương trình đào tạo), Ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 11,855tỷ đồng. Về đào tạo nguồn cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số: trong giai đoạn 2016 – 2023 trên địa bàn tỉnh có 137 sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo hệ cử tuyển, trong đó số hoàn thành chương trình đào tạo theo kế hoạch 132 sinh viên, còn 05 sinh viên kéo dài thời gian đào tạo so với kế hoạch (gồm các sinh viên theo học tại trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến trúc và Đại học Xây dựng; số sinh viên này được cử đào tạo khối ngành kỹ thuật, có mức độ học khó hơn các ngành khác dẫn tới thời gian học bị kéo dài do cá nhân nợ môn học).
Đến nay, CBCC trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ so với yêu cầu vị trí việc làm, tuy nhiên hiện nay vẫn còn 03/5.137 công chức (chiếm 0,06%) có trình độ chuyên môn trung cấp chưa đạt chuẩn và không phù hợp vị trí việc làm hiện đang công tác UBND các huyện Hòa An, Hà Quảng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nội vụ đã phối hợp, đôn đốc các đơn vị trên quan tâm cử đối tượng trên tham gia các lớp đào tạo trình độ Đại học hoặc vận động và xem xét để nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Nhà nước đối với cá nhân lớn tuổi không có nhu cầu đào tạo.
Về Kết quả tuyển dụng, sử dụng CBCC là người DTTS và sinh viên người DTTS đã tốt nghiệp chương trình đào tạo hệ cử tuyển: Giai đoạn 2016 – 2023 Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng qua hình thức thi tuyển, số trúng tuyển: 187 công chức, trong đó: Số trúng tuyển là người DTTS: 176/187 (chiếm 94,1%); Số trúng tuyển là người DTTS ít người (dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô..): 11/187 (chiếm 5,9%)
Số sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo hệ cử tuyển được tuyển dụng trong giai đoạn 2016 - 2023 là: 56 người, trong đó: Số được tuyển dụng qua hình thức xét tuyển: 55 người; Số có việc làm thông qua các kỳ thi tuyển dụng: 01 người; Số chưa được bố trí việc làm (giai đoạn 2016 - 2023): 81 người. Lũy kế từ giai đoạn 2012 đến 2023 thì trên địa bàn tỉnh còn 128 người chưa bố trí được việc làm.
Về công tác quy hoạch, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh cán bộ là người DTTS ít người trong cơ quan nhà nước: đến nay, số CBCC là người DTTS ít người đang được quy hoạch lãnh đạo cấp sở/ngành và tương đương là 02 người; Số CBCC là người DTTS ít người là lãnh đạo cấp sở/ngành và tương đương là 03 người. - Số CBCC là người DTTS ít người đang được quy hoạch lãnh đạo cấp huyện, phòng/ban của huyện và tương đương là 08 người; Số CBCC là người DTTS ít người là lãnh đạo cấp huyện, phòng/ban của huyện 04 người; Số CBCC là người DTTS ít người đang được quy hoạch lãnh đạo xã và tương đương là 115 người; Số CBCC là người DTTS ít người là lãnh đạo cấp xã là 68 người.
Tại buổi giám sát các thành viên đoàn giám sát có ý kiến, qua giám sát thực tế tại các huyện thì hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 06/2029/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 quy định một số chế độ, chính sách hỗ trợ CBCCVC đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài đạt thấp; quy trình, thủ tục để bầu cử cán bộ cấp xã (cấp trưởng của các tổ chức đoàn thể) còn qua nhiều thủ tục. Số cán bộ công chức người dân tộc thiểu số ít người (Dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô..) trong tổng số cán bộ công chức của toàn tỉnh còn thấp; cần có giải pháp để tuyển dụng, bố trí cán bộ công chức phù hợp để đảm bảo ổn định bộ máy cán bộ công chức công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn như huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (sau một thời gian công tác địa 2 huyện này thì cán bộ, công chức lại xin chuyển vùng, nên huyện luôn trong tình trạng thiếu cán bộ công chức); số cán bộ công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tổng hợp số cán bộ công chức cấp xã..
Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và các phòng liên quan của Sở đã có một số giải trình, giải thích tiếp thu với các ý kiến của Đoàn giám sát. Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn, Trưởng Đoàn giám sát ghi nhận các kết quả đã đạt được, đồng thời đề nghị trong thời gian tới Sở cần tham mưu cho tỉnh thực hiện rà soát để có điều chỉnh đối với các nội dung của Nghị quyết số 06/2029/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh; tỷ lệ cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số ít người trong tổng số cán bộ công chức của tỉnh chưa đạt so với quy định, trong thời gian tới Sở Nội vụ cần tham gia để triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định; tiếp tục tham mưu đề xuất với các cơ quan trung ương các quy định để có chính sách ưu tiên phù hợp hơn đối với tuyển dụng cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số ít người…