Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, kết quả thực hiện Đề án từ 7/2022 đến tháng 10/2024, được như sau: cây Mận máu thực hiện được 84, 2ha; cây Quế 623,33ha; hồi 578,99ha; Sả Jiva 13,9ha; Khẩu hom 1,9ha, dược liệu 30ha…tổng kinh phí thực hiện cả giai đoạn là 18 tỷ 849 triệu đồng. Trong đó năm 2022- 2023 tập trung phát triển 223/341,5ha, đạt 65,35%KH; tại xã Thái Học, Thái Sơn trồng cây Mận máu thực hiện 8ha/05, đạt 160%KH; tại xã Yên Thổ cây Lê vàng thực hiện được 6/4ha, đạt 100%KH; tại các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Phong, Quảng Lâm, Thái Học, Thái Sơn trồng cây Quế thực hiện được 46,8/100ha, đạt 46,8%KH ; tại các xã Vĩnh Quang,Vĩnh Phong, Nam Cao, Quảng Lâm, Thái Học, Thái Sơn trồng cây hồi thực hiện được 76,7/100ha, đạt 76,7%KH. Năm 2024: tập trung phát triển 488,55/461ha, đạt 105,97%KH tại xã Thái Sơn, cây quế thực hiện được 152,9/70, đạt 218,42%KH, trong đó: 65,2ha dân tự phát triển; 87,7ha được hỗ trợ theo Chương trình MTQG 2 tỷ 873 triệu đồng; Khẩu hom, nếp cẩm thực hiện được 103,05ha/80ha, đạt 128,81%KH, Trong đó: Khẩu hom 10,7ha; 0,35ha nếp cẩm; cây hồi thực hiện được 189,85/160ha, đạt 118,65KH.
Kết luận buổi giám sát, Trưởng Ban KT - XH HĐND huyện đã đánh giá cao sự tích cực của ngành nông nghiệp trong việc triển khai thực hiện Đề án cây đặc sản, cây dược liệu, đồng thời đề nghị thời gian tới các xã và thị trấn, tiếp tục huy động và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các tổ chức tài chính và nguồn lực xã hội hoá, tăng cường phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn với UBND các xã, thị trấn triển khai các nhiệm vụ của Đề án; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và chăm sóc cây đặc sản, cây dược liệu với điều kiện địa phương; đầu tư nghiên cứu và cung cấp giống cây trồng có năng suất cao.