Toàn cảnh Hội nghị TXCT chuyên đề
UBND tỉnh trả lời một số kiến nghị của cử tri Hội nông dân gửi đến trước kỳ họp gồm: Xem xét sửa đổi hoặc ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 48/2020/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; khẩn trương bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng được thụ hưởng thực hiện Nghị quyết số 60/2022/NQ-HĐND ngày 30/8/2022 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách xây dựng chuồng trại gia súc giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 và 2023 (một số hộ nông dân ở các huyện đã xây dựng xong chuồng trại, nhưng chưa được hỗ trợ kinh phí); các sở, ban, ngành chuyên môn đề xuất các giải pháp để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có lộ trình giải quyết hiệu quả vấn đề này để đảm bảo cho các học viên sau đào tạo có cơ hội tìm kiếm việc làm; có giải pháp đơn giản hóa thủ tục trong bộ hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOC đối với các chỉ tiêu không bắt buộc trong bộ tiêu chí đánh giá; mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất trong và ngoài địa bàn cho các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến. Bố trí nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ kinh doanh, hộ HVND tại các thị trấn được tiếp cận nguồn vốn hiệu quả.
Hội nghị đã có hơn 20 ý kiến của cử tri Nông dân tại các điểm cầu về các vấn đề: Tại hội nghị, đã có trên 20 ý kiến của cử tri phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong đời sống, sản xuất, kinh doanh của người nông dân, nông thôn và ngành nông nghiệp. Trong đó, cử tri kiến nghị những nội dung liên quan đến việc triển khai Nghị quyết số 48 của HĐND tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như: nâng mức hỗ trợ về xây dựng chuồng trại cho người dân, bổ sung thêm mức hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia cầm; hiện nay, nhiều nông dân chưa được tiếp cận với Nghị quyết 48; cần có thêm cơ chế hỗ trợ về mua con giống, cải tạo nâng cao chất lượng giống trâu, bò; cần có các dự án trồng trọt hoặc chăn nuôi cụ thể, thiết thực và phù hợp hơn với định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp; cần có giải pháp để các hộ sản xuất, hợp tác xã nhỏ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng thời gian vay vốn cho hội viên nông dân; hỗ trợ về thị trường đầu ra tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nhất là việc tiêu thụ nông sản qua các cửa khẩu; có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân bị ảnh hưởng, thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2021 đến nay.
Về lĩnh vực đất đai, cử tri kiến nghị: tỉnh xem xét cho người dân có nhu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đổi đất rừng phòng hộ xung yếu sang đất sản xuất; một số hộ dân làm nhà từ lâu trên đất rừng, mong muốn có phương án hướng dẫn để chuyển đổi đất rừng thành đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; điều chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau khi hiến đất, thu hồi đất cho việc xây dựng các hạ tầng, công trình phúc lợi; quan tâm, có quy hoạch định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi theo từng vùng miền để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên nông dân có nhu cầu thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; hỗ trợ về việc xây dựng nhãn mác địa lý, thương hiệu đối với các sản phẩm an toàn, sản xuất tiêu chuẩn OCOP; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các điểm bán mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ…
Sau khi nghe phát biểu, kiến nghị của cử tri, đại diện các sở, ngành đã trả lời, giải đáp những thắc mắc, ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đối với các nội dung chưa trả lời, HĐND tỉnh sẽ tổng hợp chi tiết và có văn bản trả lời đến các cử tri.
Tác giả: Tuyết Nhung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn