Thảo luận tại tổ: Tập trung làm rõ nhiều vấn đề, nội dung
Thứ năm - 12/12/2024 02:26
Chiều 9/12, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 26 - Kỳ họp cuối năm 2024, các đại biểu HĐND tỉnh tiến hành thảo luận tại 3 tổ về đánh giá kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 cho ý kiến đối với các dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp, có 39/49 đại biểu phát biểu với 141 lượt ý kiến.
Về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025:
Cơ bản các đại biểu thống nhất đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các đại biểu có ý kiến đề nghị UBND tỉnh làm rõ các vấn đề như: 05/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); GRDP bình quân đầu người (45,98 triệu đồng/60 triệu đồng); Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa mặt đường huyện, đường xã (63%/85%); Tỷ lệ che phủ rừng (54,6%/60%);... Diện tích trồng trọt và năng suất, sản lượng nhiều loại cây và sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm so với cùng kỳ năm trước; một số khoản thu có tiến độ thu đạt thấp, nhất là thu tiền sử dụng đất. Tỷ lệ che phủ rừng thấp hơn 3,96 điểm % so với kế hoạch. Công tác đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà mặc dù tăng cao so với năm trước nhưng đạt thấp so với kế hoạch 2024-2025.Giải ngân vốn đầu tư công chậm. Thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, sức đầu tư của các thành phần kinh tế còn hạn chế.Đội ngũ giáo viên của tỉnh còn thiếu so với định mức và biên chế giao đặc biệt là giáo viên các môn Tin học, Tiếng Anh.... nâng cao tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời gian tới…. để UBND tỉnh có những định hướng, giải pháp phù hợp, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025.
Về các báo cáo trình tại kỳ họp
Đối với báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh trong và sau kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh, khóa XVII; trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh, khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã có 36 ý kiến của các đại biểu, đề nghị UBND tỉnh rà soát, tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm, các kiến nghị đã kéo dài nhưng chưa được giải quyết, cần đưa ra mốc thời gian giải quyết cụ thể để có cơ sở, căn cứ đánh giá tiến độ giải quyết của các sở, ngành liên quan, để đại biểu HĐND trả lời cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri.
Về các dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp
Đối với các dự thảo nghị quyết có 23 ý kiến: Nghị quyết quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các đại biểu đề nghị tăng mức hỗ trợ nước uống phục vụ lớp đào tạo, bồi dưỡng; mức hỗ trợ chi phí đi lại, xem xét bổ sung đối tượng áp dụng tại Nghị quyết. Đối với Nghị quyết ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Cao Bằng; bổ sung thêm 2 đối tượng là: tổ chức Đảng, MTTQ cho đầy đủ và phù hợp với thực tế là 2 đối tượng này cũng sử dụng ngân sách, cũng thực hiện mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công. Đối vớiNghị quyết về quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2025, đề nghị UBND tỉnh làm rõ căn cứ đưa ra mứcthu tiền sử dụng đất 211.000 triệu đồng tương đối lớn so với khả năng thực tế. Đối vớiNghị quyết giao biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Cao Bằng năm 2025, các đại biểu cho rằngtrong bối cảnh Trung ương có chủ trương sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, sẽ thực hiện trong Quý I, II/2025. Vì vậy, đề nghị HĐND tỉnh nghiên cứu về sự cần thiết ban hành Nghị quyết này. Đối vớiNghị quyết phê duyệt tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và các Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tỉnh Cao Bằng năm 2025, trong năm 2025, đối với các sở ngành cấp tỉnh, biên chế hưởng lương từ NSNN sẽ giảm 140 biên chế để tăng cho UBND các huyện, thành phố như vậy đã hợp lý chưa, có cần điều chỉnh bổ sung không? Đối vớiNghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tỉnh Cao Bằng,đề nghị rà soát, đánh giá việc một số chỉ tiêu (di dời chuồng trại; xóa nhà tạm, nhà dột nát) không đưa vào Nghị quyết để thực hiện có phù hợp không; căn cứ để xây dựng đối với một số chỉ tiêu mà khó có khả năng đạt được trong năm 2025 như chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người: 60 triệu đồng; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% ...Đối với Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công năm 2025, đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp Đường tỉnh 209, Đường tỉnh 219 để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân do đã xuống cấp nghiêm trọng và đã có danh mục trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 bằng nguồn vốn nước ngoài. Đối với những dự án khởi công mới đề nghị phải có Quyết định phê duyệt dự án và bổ sung dự án dự án Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng. Đối với Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện Chuỗi giá trị nông nghiệp ở khu vực miền Bắc Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng, đề nghị xác định cụ thể nguồn vốn bố trí đối ứng cho Dự án để dự án có thể triển khai thực hiện được trên thực tế. Đối với Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương tỉnh Cao Bằng (lần 10)đề nghị UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn để thực hiện các dự án: Rà phá bom mìn, vật nổ phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2026 – 2030; dự án tu bổ, tôn tạo, nâng cấp Khu di tích Quốc gia đặc biệt di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950 huyện Thạch An, dự án trường THPT Chuyên… Đối với Nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mụcđích khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2024 (bổ sung đợt 03), đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh tại các Tổ đại biểu phối hợp với UBND cùng cấp rà soát các chương trình, dự án cần chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn để đề xuất thực hiện đồng bộ, tổng thể, tránh trường hợp đề xuất nhiều lần.
Kỳ họp tiếp tục thực hiện phiên thảo luận tại Hội trường.