Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát các công trình cấp nước sạch nông thôn tại UBND huyện Hà Quảng

Thứ ba - 16/04/2024 08:52
Tiếp tục chương trình giám sát, ngày 16/4, Đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát việc đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác, duy tu, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn huyện Hà Quảng, giai đoạn 2018 - 2023.
Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn phát biểu kết luận.
Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bàn Quý Sơn phát biểu kết luận.
Qua giám sát thấy, địa hình của huyện được phân chia thành hai tiểu vùng rõ rệt: Vùng thấp gồm có 11 xã và 02 thị trấn (ở vùng này về nước sinh hoạt hàng năm tương đối thuận lợi) và Vùng cao gồm 7 xã (vùng Cao Lục Khu của huyện), ở vùng này đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt, hàng năm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Hiện tại trên địa bàn huyện có 422 công trình nước sinh hoạt tập trung do nhà nước đầu tư (Số công trình hoạt động bình thường là: 319; số công trình hoạt động bền vững là: 22; số công trình hoạt động kém hiệu quả là: 35; Số công trình không còn hoạt động là: 46); tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 89,56% (năm 2018) tăng lên 91,35% (năm 2023), trong đó: Tỷ lệ dân cư nông thôn hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước sạch nông thôn từ năm 2018 đến năm 2023 trên địa bàn huyện đạt 23,31%.

Giai đoạn từ năm 2018- 2023 huyện Hà Quảng đã đầu tư, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng được 92 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn với tổng nguồn vốn là hơn 77 tỷ đồng, trong đó: từ nguồn ngân sách Trung ương là hơn 76 tỷ đồng và khoảng 1 tỷ đồng nguồn vốn khác. Đến nay, có 80 công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, còn 12 công trình đang triển khai thi công. Về công tác quản lý: có 04 công trình nước sinh hoạt tập trung do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành và có thu phí sử dụng nước; 02 công trình do hợp tác xã quản lý, khai thác có thu tiền nước; có một số công trình xóm thành lập tổ vận hành; còn lại các công trình UBND các xã, thị trấn giao cho cộng động, hoặc tổ dùng nước các xóm, tổ dân phố, người hưởng lợi trực tiếp quản lý không thu phí sử dụng nước). Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trong những năm qua đã góp phần thay đổi đời sống của người dân vùng khan hiếm nước. Giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân sống ở vùng cao; Một số công trình sau đầu tư đã thành lập được tổ quản lý, vận hành và có thu tiền nước, qua đó người dân có ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm và có ý thức bảo vệ công trình hiệu quả hơn, khi công trình hỏng hóc có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng..

Tuy nhiên, Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn huyện đã được đầu tư, xây dựng từ lâu, nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp, hết khấu hao, trong khi nguồn vốn duy tu, sửa chữa rất hạn hẹp; Diễn biến thời tiết có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt. Mùa khô lượng nước ở các khe cạn kiệt, không đủ nước, mùa mưa thì gây xói lở làm hư hỏng công trình; Nhận thức của người dân nông thôn về nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn chưa đồng đều, nhiều phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu vẫn còn tồn tại..

Tại cuộc giám sát, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị huyện làm rõ thời gian thi công, hoàn thành  đưa vào sử dụng của các công trình công trình không hoạt động; tình hình thực hiện thủ tục quyết toán công trình hoàn thành và bà giao đi đưa vào sử dụng các công trình nước sạch nông thôn tập trung; cách quản lý các công trình hoạt động có hiệu quả và công trình hoạt động không hiệu quả khác nhau thế nào? Các công trình đang được đầu tư thì đã đảm bảo tiến độ? Công tác tham mưu của Phòng tài nguyên môi trường cho UBND huyện trong quản lý nhà nước của địa phương đối với nguồn tài nguyên nước ở địa phương...Đại diện lãnh đạo UBND và các phòng, ban của huyện đã tiếp thu, giải trình các ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát.

Phát biểu kết luận, đồng chí  Bàn Quý Sơn, Trưởng Đoàn giám sát đã ghi nhận những kết quả đã đạt được của địa phương, đồng thời đề nghị huyện cung cấp thông tin thêm cho Đoàn giám sát về các công trình, dự án do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện; UBND huyện chỉ đạo phòng chuyên môn của huyện khi phê duyệt thiết kế công trình phải đảm bảo các nội dung để việc khai thác, sử dụng các công trình được thuận lợi. Quan tâm bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển của huyện theo phân cấp để thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư từ lâu và các công trình cấp bách tại địa phương...

Tác giả: Đinh Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


chuyen muc

danchucoso1

QH

CSDLVBPL
 
lichcongtac

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay4,489
  • Tháng hiện tại134,194
  • Tổng lượt truy cập9,213,210
quochuy
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Địa chỉ: Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hợp Giang,Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 0206 3853 507 - Fax: 0206 3856 887  -  Email: vphdhd@caobang.gov.vn
Ghi rõ nguồn https://hdndcaobang.gov.vn/ khi phát hành lại thông tin từ Trang TTĐT Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây