Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân, thực hiện quyền giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, trong những năm qua, Thường trực HĐND huyện Bảo Lạc xác định việc nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Để thực hiện tốt HĐND huyện đã thực hiện đổi mới nội dung kỳ họp theo hướng thực chất, phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu để ban hành các Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
Trong thời gian qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là tấm gương về đoàn kết, nỗ lực vươn lên trong lao động - sản xuất, là cầu nối truyền tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc đến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Tuy nhiên, để người có uy tín trong đồng bào DTTS phát huy tốt vai trò của cá nhân trong cộng đồng, qua hoạt động giám sát, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị các địa phương cần thực hiện tốt các quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí để lựa chọn người có uy tín và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; có hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của người có uy tín và trách nhiệm phối hợp của cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở đối với người có uy tín; việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín cần được quan tâm thực hiện kịp thời và đảm bảo chất lượng.
Để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy định khu vực không được phép chăn nuôi, qua hoạt động khảo sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2023/NQ-HĐND ngày 13/7/2024 của HĐND tỉnh Cao Bằng quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần Nghiên cứu để tham mưu cho Tỉnh các giải pháp cụ thể đối với những hộ sống bằng nghề chăn nuôi nhưng không có khả năng chuyển đổi nghề có thể ổn định cuộc sống.
Ngày 27/9, Thường trực HĐND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thành phố 8 tháng năm 2024 và trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND với chủ đề “Nâng cao chất lượng chất vấn tại kỳ họp HĐND và phiên họp Thường trực HĐND”. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng; Phó Bí Thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hòa An Nguyễn Văn Thuận chủ trì hội nghị.
Trong những năm qua, HĐND tỉnh rất coi trọng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp. Nhất là tại các kỳ họp thường lệ, HĐND tỉnh bố trí ít nhất 1/2 ngày thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi giám sát.
Ðến hết năm 2023, toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 1.504 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, đảm bảo cho 93,15% tỷ lệ dân cư khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. Mặc dù vậy, do nhiều bất cập trong quản lý sau đầu tư, ảnh hưởng của thiên tai hiện nay có 447 công trình chiếm 29,72% hoạt động chưa hiệu quả cần sửa chữa.
Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) giai đoạn 1 đi qua 16 xóm của 5 xã, thị trấn của huyện Thạch An. Sau hơn nửa năm dự án khởi công, đến nay hơn 700 hộ dân trên địa bàn huyện thuộc diện giải phóng mặt bằng (GPMB) bàn giao đầy đủ mặt bằng cho đơn vị thi công. Trong số đó có những tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu đi đầu trong GPMB được địa phương và các cấp ghi nhận, biểu dương.
Tiếp xúc cử tri (TXCT) là nghĩa vụ, trách nhiệm thường xuyên, quan trọng của đại biểu HĐND các cấp. Trong những năm qua, HĐND tỉnh, MTTQ tỉnh tăng cường công tác phối hợp, đổi mới trong hoạt động TXCT, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ về nhà ở cho 7.499/16.627 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách với tổng số tiền trên 285 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hoá hơn 90 tỷ đồng, nguồn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hơn 164 tỷ đồng...
Mặc dù các cấp, ngành đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý và cai nghiện ma túy, nhưng công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Mặc dù đã hết 6 tháng đầu năm 2024, song tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh mới đạt 13,2% kế hoạch (KH), thấp hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước 22,34%. Trước thực trạng trên, tỉnh cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tồn tại liên quan đến cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục giải ngân; công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng… Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, chậm giao vốn, thực hiện và giải ngân KH vốn.
Để từng bước nâng cao chất lượng Kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới, cải tiến khác nhau. Tuy nhiên, có những vấn đề mang tính chất quyết định lại chưa thể thay đổi được nhiều.
Việc thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trình kỳ họp HĐND là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Báo cáo kết quả thẩm tra của các Ban HĐND là một kênh thông tin, cơ sở để các đại biểu HĐND xem xét, thảo luận và quyết nghị thông qua nghị quyết, đảm bảo cho nghị quyết của HĐND ban hành hợp hiến, hợp pháp, khoa học, khả thi, phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Việc thực hiện tốt công tác giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri giúp cho các đại biểu HĐND tỉnh đơn vị thành phố liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi bầu ra mình, qua đó kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri để chuyển tải đến chính quyền. Đồng thời, hoạt động giám sát còn nắm bắt quá trình thực hiện pháp luật và nghị quyết HĐND các cấp của các cơ quan, đơn vị hữu quan giúp HĐND đưa ra những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hoàn thiện các quy định của pháp luật, góp phần phòng tránh, hạn chế khiếu kiện, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và giúp các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh hoàn thành nhiệm vụ, phát huy tốt vai trò đại biểu, những năm qua, HĐND tỉnh Cao Bằng đã không ngừng đổi mới đặc biệt là sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của HĐND.
Cán bộ, đảng viên lười học tập Nghị quyết của Đảng sẽ dẫn tới việc không cập nhật được thông tin mới, không nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo mới, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy, trong đó có việc không thể đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các làng nghề, ngành nghề khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm qua góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, tạo nguồn thu và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường gây không ít khó khăn, thách thức tới các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
Mặc dù kiến nghị của Công ty cổ phần Mía Đường Cao Bằng đã được UBND tỉnh trả lời tại Báo cáo số 1466/BC-UBND, ngày 13/6/2023 về việc trả lời ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, Hợp tác xã; Báo cáo kết quả khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tại báo cáo số 658/BC-HĐND ngày 22/12/2023 về xem xét việc trả lời và giải quyết các kiến nghị của Doanh nghiệp, Hợp tác xã đối với UBND tỉnh. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Quảng Hòa xảy ra tình trạng một số tư thương tranh thu mua mía nguyên liệu thiếu công bằng. Việc các tư thương thu mua với giá cao hơn để xuất khẩu sang Trung Quốc đã và đang gây ra sự xáo trộn về vùng nguyên liệu cũng như ảnh hưởng đến việc thu mua sản phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế hoạch thu mua của Công ty và quyền lợi người nông dân trồng mía trong vùng.
Chất vấn và giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND là hai trong các hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được quy định tại mục 2 Chương III Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Tuy nhiên, hai hình thức giám sát này chưa được tiến hành thường xuyên, chưa mang tính phổ biến, có nơi còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, thậm chí lẫn lộn giữa phiên chất vấn và trả lời chất vấn với phiên giải trình của Thường trực HĐND tỉnh. Dưới đây là một số thông tin cơ bản phân biệt giữa hoạt động chất vấn và hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.